Các tiểu thương ở đây nói rằng họ có thể nhận biết chính xác đâu là kim cương Congo được khai thác từ bên ngoài vùng xung đột và từ chối kim cương từ Zimbabwe. Khu chợ này buộc người mua và người bán phải khai báo thông tin để đảm bảo theo dấu hàng hóa và tránh những viên kim cương được lấy từ vùng chiến tranh.
Đồ nghề kinh doanh của anh Osombo cũng rất gọn nhẹ với kim cương, USD và một vài công cụ để đánh bóng, gọt giũa. Anh cho biết: “Chúng tôi mua kim cương và bán lại cho các công ty xuất khẩu chính thống. Phần lớn khách mua là người Lebanon và Do Thái”.
Hiến pháp Congo cho phép người dân buôn bán kim cương với hai khâu trung gian. Một số người mua ngay tại mỏ và số khác thì mua lại rồi bán cho khách nước ngoài như Osombo. Anh cho biết vốn đầu tư ban đầu của mình chỉ là 5.000 USD. Sau đó, anh cắt cử bốn người chuyên trực tại mỏ hai thác ở Kasai để thu mua kim cương. Mỗi tháng, Osombo lãi được10 – 15%, tức là khoảng 500 USD đến 750 USD so với chỉ 150 USD khi còn làm quân nhân.
Tuy nhiên, những người không có nhiều tiền để mua bán kim cương vẫn có thể làm trung gian cho các nhà buôn lớn. Anh Osombo cũng nhận được rất nhiều lời mời làm môi giới và hứa hẹn được trả một khoản tiền lớn nếu giao dịch thành công.
Trong 8 năm qua, công việc kinh doanh này đã giúp anh nuôi được cả 8 người con vào đại học. Năm tới, Osombo dự định tăng gấp đôi quy mô công ty, nhưng việc vay vốn tại đất nước này vẫn còn rất khó khăn. Anh nhẩm tính, với số vốn 10.000 USD – 15.000 USD, anh có thể thành lập được một công ty nhỏ và thuê hẳn 10 người làm.
Theo Hà Thu (VNE/ BBC)
Bình luận (0)