Hướng nghiệp - Tuyển sinhThông tin hướng nghiệp

Chỗ quá tải, nơi khan hiếm thí sinh

Tạp Chí Giáo Dục

Theo các chuyên gia tuyển sinh, hiện giờ đang là cao điểm của việc đăng ký xét tuyển NV2 với thời hạn chỉ còn 1 tuần nữa là kết thúc. Với hơn 30% chỉ tiêu còn lại của mùa tuyển sinh ĐH, CĐ năm nay, việc xem xét kỹ thông tin được công khai trên mạng của các trường sẽ giúp thí sinh tăng cơ hội trúng tuyển.

Thí sinh chỉ còn 2 ngày để rút hồ sơ đăng ký xét tuyển NV2
Thí sinh vẫn “né” ĐH vùng, ĐH ngoài công lập
Với thông tin được cập nhật liên tục đến ngày 6-9, Viện ĐH Mở Hà Nội là một trong số những trường thu hút khá đông thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển NV2 với 1.450 hồ sơ vượt hơn 200 hồ sơ so với 1.250 chỉ tiêu tuyển NV2 của trường. ĐH Thương mại công bố 540 chỉ tiêu dành cho NV2 và cũng nhận được số lượng hồ sơ gấp đôi chỉ tiêu tại thời điểm này. Được biết, trong số 1.106 hồ sơ nộp vào trường này đã có 51 thí sinh rút hồ sơ. ĐH Văn hóa cũng nhận được 287 hồ sơ/180 chỉ tiêu. Theo công bố của ĐH Điều dưỡng Nam Định, lượng hồ sơ đăng ký xét tuyển vào trường hiện là 377 hồ sơ, đã có 17 thí sinh rút hồ sơ, trong khi tổng chỉ tiêu NV2 hệ ĐH của trường là 50. Học viện Y dược cổ truyền tính đến ngày 6-9, có 280 hồ sơ đăng ký xét tuyển trên 50 chỉ tiêu vào trường.
Trái ngược với những trường trên thì không ít trường ĐH vùng hay ĐH ngoài công lập vẫn đang nóng ruột chờ thí sinh đăng ký hồ sơ trong khi thời hạn nộp không còn nhiều. ĐH Tây Bắc thống kê đến ngày 1-9 có 568 hồ sơ nộp xét tuyển NV2, trong khi chỉ tiêu là 1.000.
Thống kê của ĐH Thái Nguyên cho thấy có 1.705 hồ sơ xét tuyển NV2, tuy nhiên tổng chỉ tiêu của trường năm nay là 5.104. ĐH Sư phạm Hà Nội 2, tính đến hết ngày 1-9, trường nhận 143 hồ sơ xét tuyển NV2, trong khi chỉ tiêu xét tuyển năm nay là 721. ĐH Thành Đô mới nhận được hơn 1.000 hồ sơ trong tổng chỉ tiêu là 3.500.
Bên cạnh đó một số trường ĐH công lập chưa thực sự thu hút thí sinh trường ĐH Mỏ – Địa chất xét tuyển 1.700 chỉ tiêu NV2 nhưng đến ngày 5-9 có 1.581 hồ sơ trong đó có 695 thí sinh có điểm thi từ 13 điểm trở lên. Trường ĐH Y Hà Nội đến ngày 7-9 vẫn chỉ cập nhật số lượng hồ sơ tính đến hết ngày 1-9.
Theo đó mới có có 57 hồ sơ nộp xét tuyển NV2 vào trường trong khi chỉ tiêu 124. Thí sinh nộp hồ sơ ĐKXT NV2 vào trường có số điểm cao nhất là 25 điểm, thấp nhất là 18 điểm. Trường ĐH Ngoại thương, trên trang web mới cập nhật đến ngày 30-8, trong đó ĐH 17 hồ sơ, hệ Cao đẳng là 55 hồ sơ. Chỉ tiêu xét tuyển NV2 hệ ĐH 140, hệ CĐ 100.
Bối rối vì thông tin mỗi nơi một kiểu
Theo quy định năm nay, hàng ngày các trường phải cập nhật thông tin về hồ sơ đăng ký xét tuyển nguyện vọng 2 của thí sinh và công bố công khai trên trang thông tin điện tử của trường. Tuy nhiên, đến nay việc đăng thông tin của các trường vẫn theo tùy hứng. ĐH Nông nghiệp Hà Nội vẫn chưa đưa các số liệu về hồ sơ xét tuyển lên trang web của trường. Nhiều trường cập nhật không thường xuyên và không đầy đủ thông tin. Trong khi nhiều trường, như ĐH KHXH&NV, ĐH Công nghệ (ĐH QG Hà Nội), có bảng dữ liệu rất rõ ràng, chi tiết hồ sơ theo điểm thi, theo chuyên ngành, giúp thí sinh dễ dàng hình dung vị trí của mình trong “bảng xếp hạng”,  thì có trường, như Viện ĐH Mở Hà Nội lại có danh sách tổng hợp chung cho tất cả hồ sơ, gồm cả hệ CĐ lẫn ĐH, không phân theo chuyên ngành hay thứ tự điểm.
Ngoài ra, một khó khăn tương đối lớn cho thí sinh là Bộ GD-ĐT không yêu cầu các trường ĐH, CĐ công khai thông tin theo ngành với chỉ tiêu từng ngành cùng với số lượng hồ sơ nộp vào ngành đó. Chính vì điều này, dù thí sinh có thể biết được lượng hồ sơ nộp vào hay rút ra của các trường nhưng với ngành cụ thể mình đăng ký thì không thể nắm được. Trong khi đây mới chính là thông tin quan trọng để thí sinh có thể căn cứ vào đó để tính toán lựa chọn rút hồ sơ nộp trường khác hay không.
Bên cạnh đó, khả năng tiêu cực nảy sinh trong quá trình rút hồ sơ cũng được các chuyên gia tuyển sinh cảnh báo. Theo ông Trần Hữu Nghị, Hiệu trưởng trường ĐH Dân lập Hải Phòng, quy định người nhà có thể dùng giấy ủy quyền đến rút hồ sơ cho thí sinh dễ xảy ra tiêu cực bởi trên thực tế, cán bộ tuyển sinh khó xác định độ tin cậy của giấy ủy quyền. Để tránh dẫn đến khiếu kiện về việc người nhà được ủy quyền đến rút hồ sơ, trường ĐH Mỏ – Địa chất đã quy định chỉ khi thí sinh mang đầy đủ giấy tờ, trong đó nhất thiết phải có CMND, mới được rút hồ sơ với hy vọng tránh những rắc rối phát sinh. 
Theo Duy Anh
(ANTĐ)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)