Y tế - Văn hóaThư giãn

Chợ quê 30 Tết!

Tạp Chí Giáo Dục

Bôn ba xuôi ngưc, xa gn, ai cui cùng ri cũng đu có lúc lng li trưc mt ngôi ch quê bé nh, nơi mt ngưi chm ngưi, mt cái nhìn mơ màng cũng d b phát hin…


Mt sp bán cá tươi trong phiên ch 30 Tết

Có những người tha hương, vội vã bỏ lại đô thành phồn hoa nhộn nhịp, tất bật thu xếp hết công việc của một năm chỉ để kịp lên chuyến xe về quê đi một phiên chợ nhỏ ngày 30 Tết. Ở nơi đó, người người bán buôn những món đồ nhỏ xíu, có khi là quả mít thơm phức, có khi là mớ cá trong thau nước còn giẫy tung tóe, có khi là mấy con gà mái đang thời kỳ đẻ trứng, vài chậu hoa cúc nhỏ, đôi ba cành đào hé nụ… Nhưng tất cả điểm tô cho một bức tranh Tết ở thôn quê đầy bình yên, đượm màu xưa cũ!

Tìm li dư v Tết xưa!

Với những người con tha hương, Tết là… trở về! Một dịp mà bận rộn biết mấy, xa xôi cách trở biết mấy và thời gian nhuốm màu biết mấy, vẫn không ngăn được nỗi thôi thúc khăn gói trở về quê. Vì chỉ về nhà, quây quần đoàn tụ trong tiếng cười rộn rã, lúc đó mới là… Tết.

Trong tiết se lạnh của những ngày cuối năm, trên các trang bán hàng trực tuyến, người ta đã rao bán những món bánh mứt gợi đầy dư vị Tết xưa. Từ mứt dừa thơm thơm mùi đường đến mứt bí đao, mứt gừng, mứt khoai lang, dưa món củ kiệu… tất cả đều được làm theo công thức cổ truyền cốt để giữ được hương vị, màu sắc xa xưa, cũ kỹ. Chỉ thoạt nhìn vào đó đã gợi nên không khí của những ngày đầu xuân rộn rã, ấm áp, an hòa.


Trng và trái cây đưc bày bán trên nhng tm bt nh

Dù ngày nay mọi thứ đều đã dễ dàng thuận tiện để mua hơn, đặt – giao đến tận nơi như thế nhưng trong tâm khảm của những người xa quê, thời khắc thiêng liêng chuyển giao năm cũ và năm mới, hạnh phúc chính là được đi phiên chợ quê ngày 30 Tết để không chỉ tự tay bán, mua những món hàng mình thích mà còn thân thương gặp gỡ.

Chị Lê Tiên (giảng viên Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM) chia sẻ năm nào chị cũng về nhà ở tận Cà Mau trước ngày 30 Tết để dọn dẹp nhà cửa và cùng gia đình đi chợ sắm sửa. Dù tha hương nhiều năm lên Sài Gòn làm việc, chị vẫn giữ nếp sinh hoạt này như một thói quen thân thương không thể thiếu được.

“Cũng là đi chợ nhưng đi chợ ngày 30 Tết rất khác, rất nôn nao và nhiều cảm xúc. Ở nơi đó, dù còn nhiều người nghèo khó, mình vẫn luôn tìm được, cảm nhận được sự gần gũi, nồng ấm, chân phương và những niềm vui rạo rực. Vì là phiên chợ cuối năm, mọi thứ từ đặc sản, hoa Tết, bánh mứt đến miếng cau, lá trầu… lẫn trong đó từng tiếng nói tiếng cười rộn rã đều mang đến cảm xúc thiêng liêng, đặc biệt. Người bán, muốn bán hết những món hàng mình chắt chiu dành dụm, chăm chút cả năm như để “giũ sạch” những vui buồn, không may của năm cũ, hân hoan bước sang năm mới. Người mua cũng hứng khởi tràn trề chọn lấy những món đồ đẹp, thích mắt dù có đắt hơn bình thường một chút, để chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy, an khang. Ở đó còn gợi cho mình cảm giác thân thương của tuổi thơ, được mẹ dắt đi làm tóc, mua giày, sắm quần áo mới súng sính mặc Tết. Những ký ức trong trẻo đó, giờ trưởng thành rồi, không làm sao có lại được” – chị Lê Tiên thổ lộ.

Còn cô giáo Đinh Thị Thanh Nga (giảng viên Khoa Luật, Trường ĐH Sài Gòn) thì bồi hồi nhớ về không khí rộn ràng của đêm chợ Tết cuối năm ở miền Bắc, nơi mà năm nào chị cũng háo hức từ miền Nam nắng ấm trở về để đi.


Hoa vn th cũng đưc nhiu ngưi mua chưng Tết

“Cũng như các nơi khác, những gánh hàng chợ Tết miền Bắc sẽ bày bán thâu đêm từ ngày 29 đến tận trưa 30 Tết. Mình luôn cố gắng trở về nhà để cùng mẹ đi phiên chợ đêm cuối cùng của năm. Đi chợ đêm 29 trong cái không khí se lạnh với tiếng người, tiếng xe rộn rã, cảm giác đặc biệt lắm. Thích nhất là ngay trong gian chợ, gặp gỡ vội những người bạn, hàng xóm thân quen, ríu rít hỏi han nhau câu chuyện làm ăn, sinh sống của một năm tất bật. Cảm thấy hương vị Tết len lỏi trong từng tấm lá dong, sợi dây lạt được bày bán để gói bánh chưng bánh tét; trong từng nụ hoa chúm chím nở, những cành đào, chậu quất người người nâng niu mua về” – chị Thanh Nga hồ hởi kể.

“Hương xuân như cũng ẩn mình trong cả những món hàng quê cây nhà lá vườn được bày bán đơn sơ trên những tấm bạt nhỏ ngay cổng chợ, trong tiếng cười đùa hay vẻ thơ ngây còn in trên khuôn mặt ngái ngủ của những đứa trẻ đi theo trông hàng cho bố mẹ. Ai cũng hối hả nhưng không giấu được vẻ rộn ràng” – chị Thanh Nga tâm tình.

“Mua” yêu thương, “bán” đi mun phin

Giờ đây, cuộc sống thay đổi, đã có những cửa hàng tiện lợi “mọc” lên, người ta có thể mua mọi lúc mọi nơi ở đó, nhưng phiên chợ quê 30 Tết vẫn luôn nhộn nhịp, giữ được bước chân của nhiều người dù có đi khắp bốn phương trời. Bởi cái không khí Tết tràn ngập trong đó không gì có thể thay thế được.

Có lẽ vậy, những người xa quê lâu, điều khiến họ thôi thúc trở về đi một phiên chợ Tết đơn sơ, bé nhỏ còn đơn giản là họ tìm thấy nơi đó ký ức của tuổi thơ, những mảng tường thời gian có bà, có mẹ, có miếng bánh viên kẹo ngọt, chiếc nơ cài đầu… Dù đó là những món hàng không quá đắt tiền nhưng có đi qua những khu chợ ở vùng đất lạ khác, đi qua thời gian, cũng chẳng thể nào “mua” được!

ThS. Trần Đình Ba (Phó phòng Biên tập văn hóa, giáo dục và đời sống – Nhà xuất bản Tổng hợp TP.HCM) cho rằng, chợ Tết truyền thống cả năm mới “họp” một lần, đã trở thành chợ phiên đặc biệt hiếm có. Chợ Tết không chỉ là nơi người ta đơn thuần mua, bán mua mà hơn thế, còn là một nét đẹp văn hóa truyền thống lâu đời.


C già bán nhng c qu nh trong bui ch quê ngày 30 Tết

Sản phẩm chợ Tết vừa phổ biến nhưng cũng khác biệt. Đó là hoa, quả, là mứt bánh, lá dong gói bánh chưng, là cành đào hé nụ… Những sản phẩm ấy là sự dụng công lao động suốt cả năm, đẹp nhất, tinh tươm nhất, được chăm chút nhất để đem ra bán. Người mua, đem về chưng, bài trí như đang mang xuân về chính ngôi nhà của mình vậy. Chỉ có ở chợ 30 Tết, người bán, người mua gặp gỡ, trao gửi tình cảm, thăm hỏi, sẻ chia và chúc nhau những điều tốt lành trước thềm thiêng liêng năm mới.

Trong phiên chợ quê rộn ràng ngày 30 Tết, người ta còn “bán” được những điều không may của năm cũ, những muộn phiền…

Mê Tâm

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)