Còi xương là bệnh gây ra do cơ thể bị thiếu vitamin D, dẫn đến thiếu canxi làm ảnh hưởng phát triển hệ xương. Bệnh xảy ra nhiều ở trẻ dưới 3 tuổi, cao nhất ở lứa tuổi 3 – 18 tháng.
Biểu hiện của bệnh là quấy khóc, ngủ không yên giấc, hay giật mình, ra nhiều mồ hôi khi ngủ, rụng tóc vùng sau gáy hình vành khăn, chậm mọc răng, thóp rộng, bướu đỉnh đầu hoặc trán dô, giảm trương lực cơ, chậm phát triển vận động (chậm biết lật, biết bò, đi, đứng…).
Dưới da trẻ đã có sẵn các tiền vitamin D (7 dehydro- cholesterol), dưới tác dụng tia tử ngoại của ánh nắng mặt trời vitamin D sẽ hoạt hóa chuyển thành vitamin D3 (cholecalciferol). Nguồn vitamin D chính yếu cung cấp cho trẻ là nhờ phơi nắng. Vitamin D cung cấp qua thức ăn thường ở dạng vitamin D2 (ergocalciferol), có nguồn gốc từ thực vật và nấm, được dùng bổ sung trong sữa công thức.
Vitamin D2 và vitamin D3 được coi là prohormon đến gan và được chuyển thành 25-hydroxy vitaminD (calcidiol) là thể lưu hành của vitamin D trong máu. Khi đến thận, calcidiol được hydroxyl hóa một lần nữa và trở thành hormon có hoạt tính sinh học 1,25-dihydroxyvitaminD (calcitriol). Calcitriol kích thích sự hấp thu canxi và photpho tại đường ruột, sự tái hấp thu canxi ở thận và huy động canxi, photpho từ xương.
Cho trẻ tắm nắng hàng ngày, để chân, tay, lưng, bụng trẻ lộ ra ngoài từ 15 – 30 phút lúc buổi sáng (trước 9 giờ). Lưu ý phải tắm nắng trực tiếp, không đứng sau lớp kính cửa sổ vì sẽ không còn tác dụng. Khi trẻ ăn dặm, cho trẻ ăn các loại thực phẩm có chứa nhiều canxi (sữa, trứng, tôm, cua, cá, rau xanh…) và dầu mỡ.
Biểu hiện của bệnh là quấy khóc, ngủ không yên giấc, hay giật mình, ra nhiều mồ hôi khi ngủ, rụng tóc vùng sau gáy hình vành khăn, chậm mọc răng, thóp rộng, bướu đỉnh đầu hoặc trán dô, giảm trương lực cơ, chậm phát triển vận động (chậm biết lật, biết bò, đi, đứng…).
Dưới da trẻ đã có sẵn các tiền vitamin D (7 dehydro- cholesterol), dưới tác dụng tia tử ngoại của ánh nắng mặt trời vitamin D sẽ hoạt hóa chuyển thành vitamin D3 (cholecalciferol). Nguồn vitamin D chính yếu cung cấp cho trẻ là nhờ phơi nắng. Vitamin D cung cấp qua thức ăn thường ở dạng vitamin D2 (ergocalciferol), có nguồn gốc từ thực vật và nấm, được dùng bổ sung trong sữa công thức.
Vitamin D2 và vitamin D3 được coi là prohormon đến gan và được chuyển thành 25-hydroxy vitaminD (calcidiol) là thể lưu hành của vitamin D trong máu. Khi đến thận, calcidiol được hydroxyl hóa một lần nữa và trở thành hormon có hoạt tính sinh học 1,25-dihydroxyvitaminD (calcitriol). Calcitriol kích thích sự hấp thu canxi và photpho tại đường ruột, sự tái hấp thu canxi ở thận và huy động canxi, photpho từ xương.
Cho trẻ tắm nắng hàng ngày, để chân, tay, lưng, bụng trẻ lộ ra ngoài từ 15 – 30 phút lúc buổi sáng (trước 9 giờ). Lưu ý phải tắm nắng trực tiếp, không đứng sau lớp kính cửa sổ vì sẽ không còn tác dụng. Khi trẻ ăn dặm, cho trẻ ăn các loại thực phẩm có chứa nhiều canxi (sữa, trứng, tôm, cua, cá, rau xanh…) và dầu mỡ.
Ở những nơi thiếu ánh nắng mặt trời, cung cấp vitamin D phụ thuộc nhiều vào chế độ ăn. Tất cả các đối tượng trẻ nhũ nhi, trẻ nhỏ, thiếu niên đều phải được cung cấp tối thiểu 400UI vitamin D mỗi ngày.
Bác sĩ khám cho bệnh nhi tại Viện Dinh dưỡng Quốc gia. |
Để đạt được nhu cầu trên, Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo, bổ sung vitamin D từ sau sinh cho trẻ bú mẹ hoàn toàn và bú mẹ một phần với liều 400UI/ngày (10 µg cholecalciferol) cho đến khi trẻ bú được khoảng 1 lít sữa/ngày hoặc uống thêm trên 250ml sữa có bổ sung vitamin D.
Không dùng sữa bò tươi cho trẻ dưới 1 tuổi. Trẻ nhỏ và thiếu niên nếu ăn ít thực phẩm bổ sung vitamin D (sữa, bột, lòng đỏ trứng…) cũng nên bổ sung vitamin D200 – 400UI/ngày. Trẻ có nguy cơ thiếu vitamin D như kém hấp thu mỡ (suy tụy, bệnh gan mạn…), sử dụng thuốc chống động kinh phải được theo dõi nồng độ vitamin D và bổ sung định kỳ. Liều cao hơn bình thường 2 – 4 lần. Khi có thai, người mẹ phải có chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý. Có thể uống vitamin D khi thai được 7 tháng: 200.000UI/1 lần duy nhất.
Trẻ bụ bẫm vẫn có thể thiếu vitamin D nếu ít phơi nắng do nhu cầu cao. Trẻ da sậm màu dễ bị thiếu vitamin D hơn. Ăn quá dư đạm cũng làm tăng mất canxi qua thận. Trẻ nên được bổ sung dầu mỡ đầy đủ trong bữa ăn hàng ngày vì vitamin D là loại tan trong dầu, nếu chế độ ăn thiếu dầu mỡ thì dù có được uống vitamin D trẻ cũng không hấp thu được nên vẫn bị còi xương.
BSCK II Nguyễn Thị Thu Hậu/ Bee.net
Bình luận (0)