Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Cho trẻ một cái Tết đúng nghĩa

Tạp Chí Giáo Dục

Tâm lý đa tr nào cũng háo hc khi Tết đến xuân v. Vi suy nghĩ tr thơ, phn ln các em cho rng Tết chính là thi đim mà các em đưc ăn chơi thoi mái, x stress sau nhng ngày hc tp căng thng. Vui chơi hp lý là đ tr ly li năng lưng và tr v trng thái cân bng. Tuy nhiên, nếu như ngưi ln thiếu kế hoch c th cho tr cũng như thiếu s đnh hưng, kim soát rõ ràng thì có th không mang li li ích cho chúng, mà còn phn tác dng, đ li nhng hu qu không tt.


Vui chơi hp lý trong nhng ngày Tết s giúp tr ly li năng lưng và tr v trng thái cân bng sau nhng ngày hc tp căng thng. Ảnh: IT

Trong nhiều trường hợp vì xả hơi quá mức, nên khi trở về quỹ đạo học tập có em lại tỏ ra chán nản, vì ham chơi, chế độ sinh hoạt thiếu điều độ nên sức khỏe sau Tết giảm sút, ốm đau, bệnh tật. Một số trường hợp khác lại dẫn đến cờ bạc, rượu chè, bỏ học, vi phạm pháp luật…

Tết là ăn chơi, x trsess?

Không ít học sinh với suy nghĩ sau bao ngày học tập vất vả, Tết chính là cơ hội để các em tự thưởng cho mình được thỏa mãn những sở thích.

An Huy (12 tuổi, Q.7, TP.HCM) chia sẻ: “Tết này cháu nhất định phải nói với cha mẹ là để cho cháu được chơi điện tử và xem hoạt hình thật thoải mái. Cha mẹ cháu đã hứa là học giỏi thì Tết sẽ thưởng cho chơi điện tử. Cháu sẽ không đi đâu hết mà chỉ ở nhà nghỉ ngơi và chơi máy, cháu cũng không thích về quê bởi ở đó cũng không biết chơi với ai. Cháu nói với cha mẹ rằng chơi điện tử vừa phải là giúp trẻ con thông minh, lanh lợi, không nên cấm chúng cháu. Được chơi thoải mái, khi vào học cháu sẽ gặt hái kết quả tốt hơn. Năm ngoái cháu đã hứa và làm đúng nên cha mẹ cháu rất tin tưởng. Cháu cũng muốn được cùng bạn bè đi chơi đâu đó vài ngày để khuây khỏa. Cháu cũng không muốn chuẩn bị nhiều thứ ngày Tết như mấy năm trước, thiếu gì thì mẹ cháu ra chợ hay ra siêu thị là có sẵn”.

Về tâm lý, nếu như trẻ hưng phấn, háo hức tham gia tất cả các cuộc chơi thì dễ hao tổn thần kinh, ảnh hưởng không tốt đến đời sống tinh thần. Một số trẻ ham vui quá mức, nên trong những ngày Tết dễ sa đà, thậm chí nghiện các trang mạng xã hội cuốn hút trẻ, nhất là những trò chơi điện tử. Tất cả điều này làm cho trẻ mất cân bằng tâm lý, rối nhiễu các hành vi, kể cả bị ảo tưởng, tự kỷ… Từ chỗ các em ham vui, đến trạng thái say sưa với các trò chơi điện tử cộng thêm áp lực học tập nên sau Tết, khá nhiều em không thích ứng được, dẫn đến tâm lý chán học, mất hứng thú với chuyện học tập, kết quả giảm sút và chỉ muốn bỏ học. Thậm chí có những trường hợp mất niềm tin với người lớn vì không đáp ứng được nhu cầu của con trẻ.

Về sức khỏe thể chất, việc ham chơi quá mức, vượt quá sự chịu đựng của sức khỏe, nhất là khi thay đổi chế độ sinh hoạt, ăn uống thất thường, thức khuya, dậy muộn… Không ít trẻ đã giảm cân hoặc béo phì một cách thiếu kiểm soát, suy nhược cơ thể, đã ảnh hưởng không nhỏ đến công việc học tập và sinh hoạt của trẻ sau Tết.

Về giá trị, tâm lý ham chơi, xả tress một cách thả ga khi Tết đến sẽ khiến một bộ phận trẻ không được học tập những bài học về những lễ nghĩa ngày Tết cổ truyền. Chúng chỉ biết trông chờ đến dịp Tết để thỏa mãn nhu cầu xả hơi của cá nhân mình chứ chưa thấy được giá trị cần có trong ứng xử với mọi người trong dịp Tết như hướng về cội nguồn, tổ tiên, ông bà…

Cha m nên đnh hưng và kim soát con tr

Tết đến là dịp các em được nghỉ ngơi và gặt hái nhiều giá trị ý nghĩa về sự sum họp, đoàn tụ. Vì thế, để đảm bảo một cái Tết an toàn, hữu ích thì cha mẹ cần chú ý mấy vấn đề sau đây:

Giáo dc con cái ý nghĩa ngày Tết c truyn

Điều quan trọng nhất của ngày Tết là cần phải giáo dục cho trẻ hiểu về ý nghĩa của ngày Tết và trách nhiệm của mỗi thành viên trong gia đình đối với việc thực hiện các nghi lễ ngày Tết cổ truyền. Mỗi dịp Tết đến là cơ hội để mọi người gặp gỡ sum họp, đoàn viên. Trong đó, cha mẹ cần phải cho trẻ đánh giá lại những kết quả đã đạt được trong năm cũ, những gì còn hạn chế, đồng thời vạch ra kế hoạch phấn đấu cho năm mới. Tết cũng chính là thời gian mà trẻ thể hiện trách nhiệm trong việc giúp đỡ làm mới nhà cửa, gia đình. Tết cũng là lúc dạy trẻ bày tỏ thể hiện sự tri ân, lòng hiếu nghĩa với ông bà, cha mẹ, họ hàng của mình. Việc tri ân cần bộc lộ một cách chân thành bằng cả vật chất lẫn tinh thần đối với mọi người. Đó chính là những bài học lễ nghĩa thiết thực nhất, qua đó các em biết cách quan tâm đến người khác, hình thành cho bản thân những giá trị sống cần thiết.

Có kế hoch c th, ch đng

Để dịp Tết mang lại ý nghĩa thì cha mẹ nên có kế hoạch chủ động các công việc từ trước. Cho trẻ tham gia càng nhiều các hoạt động chuẩn bị Tết với người lớn sẽ giúp trẻ bổ sung những hiểu biết về giá trị của Tết cổ truyền. Trẻ sẽ học được từ thái độ chu đáo của người lớn, hình thành cho trẻ một biểu tượng đầy đủ về Tết truyền thống. Từ đó, gắn kết trẻ với gia đình, với trách nhiệm của bản thân mỗi khi năm hết Tết đến.

Kim soát và điu chnh

Trẻ ham vui ngày Tết là dĩ nhiên, nên trong các hoạt động của trẻ, cha mẹ cần kiểm soát sao cho phù hợp. Cụ thể là các em thích chơi điện tử thì mỗi ngày chơi bao nhiêu thời gian là vừa, tốt nhất mỗi ngày chơi không quá 1 tiếng đồng hồ. Thời gian nghỉ Tết, trẻ cùng bạn bè đi chơi một số nơi. Việc tham gia các hoạt động vui chơi ở nhà cũng như hoạt động tập thể nhiều lúc trẻ không kiềm chế được nhu cầu của bản thân dẫn đến sa đà. Cha mẹ cũng động viên nhắc nhở con nhất định không nên tự ý đi du lịch nơi quá xa, đừng tham gia các trò chơi mang tính quá mạo hiểm. Tốt nhất cha mẹ tạo điều kiện cùng trẻ đi thăm ông bà, thầy cô, họ hàng nội ngoại, hàng xóm… để trẻ cảm nghiệm những cảm xúc có được qua các mối quan hệ gia đình và xã hội. Như vậy, ngày Tết vừa là cơ hội vui chơi, đồng thời Tết cũng là dịp để giáo dục thái độ, tình cảm, hình thành lối sống nhân ái ở trẻ. Trong ăn uống sinh hoạt cũng nên nhắc nhở trẻ điều độ, hạn chế đến mức có thể những thực phẩm khó tiêu hóa như thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh… cho trẻ tranh thủ thời gian ngủ nghỉ để đảm bảo sức khỏe thể chất cũng như tinh thần. Là dịp đầu năm nên cha mẹ không phải quản con trẻ quá mức, tránh gây những mâu thuẫn trong gia đình, tạo điều kiện cho trẻ đón Tết một cách ấm áp, vui tươi và trọn vẹn.

Hãy tạo điều kiện để con trẻ ý nghĩa thiết thực qua những ngày Tết qua đó hình thành những bài học đạo đức làm người, những kỹ năng ứng xử đẹp của trẻ.

ThS. Lê Phm Phương Lan
(Ging viên tâm lý hc)

 

Bình luận (0)