Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Cho trẻ uống thuốc bổ như thế nào?

Tạp Chí Giáo Dục

Có rất nhiều trẻ nhỏ ở Mỹ thường xuyên được cha mẹ cho uống vitamin, khoáng chất mà người ta quen gọi là thuốc bổ, nhưng đây lại là việc làm thiếu khoa học bởi lẽ có rất nhiều trường hợp không cần thiết.
Các chuyên gia ở Tạp chí Phụ nữ (SK) của Mỹ vừa cập nhật một số thông tin về cách sử dụng thuốc bổ đối với nhóm trẻ nhỏ.
Thiếu hụt Vitamin D
Trong khi có rất nhiều trẻ sống ở các nước giàu có thừa dưỡng chất, thì  một lượng lớn trẻ ở các nước nghèo lại bị suy dinh dưỡng, đặc biệt là thiếu vitamin D và sắt.  
Theo số liệu của Trung tâm nhi khoa (ACE) của Mỹ thì có tới 24% trẻ lớn tuổi thiếu hụt vitamin D, đây chính là nguyên nhân làm gia tăng bệnh về xương lúc cuối đời.
Chính vì tầm quan trọng như vậy mà hiện nay tại Mỹ người ta đã tăng liều dùng vitamin D từ 200 IU(đơn vị quốc tế)  lên 400 IU. Việc tắm nắng cũng là phương pháp tốt giúp cơ thể hấp thụ và sử dụng tốt nguồn dưỡng chất nói trên.
Thiếu hụt sắt
Cũng theo nghiên cứu của UC thì có tới 10-30% trẻ lớn tuổi ở Mỹ thiếu hụt sắt nghiêm trọng còn theo điều tra của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) thì chỉ có 60% trẻ dưới 5 tuổi, 28% bé gái từ 12-19 tuổi được cung cấp đầy đủ nhu cầu về sắt cho cơ thể.
Sắt là khoáng chất vô cùng quan trọng, có  trong máu giúp máu vận chuyển ôxy có hiệu quả tới cơ và mô. Thiếu hụt sắt dẫn đến thiếu máu, gây mệt mỏi kinh niên.
Riêng ở trẻ nếu thiếu máu sẽ dẫn đến các rủi ro gây ảnh hưởng đến nhận thức, học hành suy giảm, dễ mắc chứng bệnh về thần kinh. Và cũng phải nói thêm rằng nếu có quá nhiều sắt cũng không tốt, vì vậy khi cho trẻ uống viên sắt cần tư vấn kỹ bác sĩ.
Mối bất lợi của việc tiêu thụ vitamin, khoáng chất không hợp cách
Thiếu hụt dưỡng chất mạn tính rất nguy hiểm đối với sức khỏe trẻ nhỏ. Ví dụ, thiếu sắt gây thiếu máu ảnh hưởng đến nhận thức, trí thông minh, thiếu hụt kẽm làm tăng bệnh viêm nhiễm và làm suy yếu hệ miễn dịch thiếu hụt vitamin D gây béo phì, yếu xương và giảm chức năng hệ thống miễn dịch.
Những đứa trẻ ăn uống kém thường bị suy dinh dưỡng, đặc biệt, nếu tiêu thụ hàm lượng calo không thích hợp có thể gây béo phì.
Bằng chứng, có trường hợp trẻ rất bụ bẫm mà lại suy dinh dưỡng. Rất có thể trong khẩu phần ăn của những đứa trẻ này có hàm lượng calo cao, thức ăn khoái khẩu, ít chú ý đến rau xanh hoa quả, sữa có hàm lượng mỡ thấp, thực phẩm nguyên chất…, tóm lại là không tiêu thụ đủ hàm lượng vitamin và khoáng chất theo nhu cầu cần thiết của cơ thể.
Làm gì để trẻ không bị suy dinh dưỡng ?
Ăn uống cân bằng khoa học đối với các thành viên trong gia đình là tiêu chí vô cùng quan trọng nhằm đảm bảo dưỡng chất ở mức cao nhất, riêng đối với trẻ nhỏ lại càng quan trọng hơn. Muốn trẻ không bị suy dinh dưỡng cần chú ý một số tiêu chí sau:
Có kế hoạch cụ thể: Lên kế hoạch cụ thể từ khâu đi chợ, mua sắm, chuẩn bị thức ăn đến khi cho trẻ ăn. Nếu không có kế hoạch sẽ sắp quá nhiều hoặc quá ít, tốn tiền lại không đảm bảo đủ dưỡng chất.
Trọng tâm đến protein: Protein nghèo được xem là thực phẩm làm no cơ thể rất hữu ích mà lại giảm được chi phí.
Ví dụ, thay vì mua một chiếc đùi gà sẽ đắt tiền hơn mua cả con gà. Có thể dùng cho cả gia đình ăn lại nấu được nhiều món, hoặc thay vì rán nướng người ta có thể chế biến thành nhiều món, bổ xung thêm rau xanh, gia vị, đỗ, lạc tạo ra những món ăn ngon, giàu chất xơ có lợi cho cơ thể, không chỉ phù hợp cho trẻ mà còn cả cho các thành viên khác trong gia đình.
Mùa nào thức nấy: Các loại rau xanh, hoa quả thực phẩm nếu ăn theo mùa vừa lợi về mặt dưỡng chất lại giảm được chi phí.
Ví dụ, đối với rau xanh nên đảm bảo tiêu chí 3c: Bắp cải (cabbage), cà rốt (carrots) và rau xanh dạng lá thẫm (colland greens). Đây là nhóm thực phẩm giàu chất chống ôxi hóa, sẵn, dễ kiếm và rẻ tiền.
Khi nào thì nên cho trẻ dùng thuốc bổ ?
Trường hợp ăn uống không đủ chất có thể bổ xung thuốc bổ. Để làm được điều này cần đưa trẻ đi khám và tư vấn bác sĩ. Và cũng phải nhớ thêm rằng dù uống thuốc bổ thì việc cho trẻ ăn uống khoa học, cân bằng và đủ chất, tăng cường luyện tập vẫn là những tiêu chí quan trọng hàng đầu.
Đơn giản, những viên thuốc bổ không thể thay thế được protein, carbohydrate, chất béo hoặc chất xơ giúp cơ thể sản xuất năng lượng, Ngoài ra,  thuốc bổ cũng không thể thay thế các hoạt động thể chất để duy trì trọng lượng cơ thể thích hợp và ngăn ngừa những căn bệnh nan y, nhất là bệnh tim mạch.
Khắc Nam/TPO
Theo Net/ SK- 7/2009

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)