Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Cho trẻ vào lớp 1 không bị “sốc”

Tạp Chí Giáo Dục

Đ tr lp 1 t tin bưc vào năm hc mi trong giai đon chuyn cp, nhiu giáo viên và chuyên gia giáo dc chia s, ph huynh cn trang b cho tr ý thc t giác, tâm lý thoi mái, đc bit là nim ham thích khi đưc đến trưng.


Ph huynh cn chun b tâm thế thoi mái, vui v nht cho tr khi bưc vào lp 1

To tâm lý ham thích cho tr đến trưng

Cô Nguyễn Thị Lệ Hằng – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Võ Văn Tần (Q.6) cho biết, học sinh lớp 1 là đối tượng trẻ trong giai đoạn chuyển cấp từ mầm non sang tiểu học, với những thay đổi lớn về môi trường giáo dục, phương pháp học tập…, từ đó sẽ tác động mạnh đến tâm sinh lý của trẻ. Nếu trẻ không được gia đình trang bị trước tâm lý cũng như được tìm hiểu trước về trường, lớp thì sẽ dễ dàng gặp bỡ ngỡ, hụt hẫng, thậm chí là… sợ đến trường.

“Từng có những trường hợp phụ huynh lớp 1 than thở với giáo viên chủ nhiệm là con mình sợ đi học khi suốt một thời gian dài vào mỗi buổi sáng đến trường là bé lại khóc lóc, ăn vạ đòi nghỉ ở nhà, học trường mầm non. Điều này không lạ nếu như trẻ chưa được trang bị tâm lý sẵn sàng để đón nhận môi trường mới – một môi trường hoàn toàn khác so với môi trường mầm non mà trẻ đã được làm quen trước đó”, cô Hằng chia sẻ.

Để trẻ có thể tự tin, háo hức bước vào lớp 1, cô Hằng cho rằng, ngay ở thời điểm này, phụ huynh nên “ngồi nói chuyện” với trẻ về trường tiểu học, cùng trẻ làm quen với sách, bút, với các con số, con chữ. Đơn giản có thể chỉ là những câu chuyện vui về trường, lớp, những điều thú vị, mới mẻ ở trường tiểu học; cùng con đi nhà sách chuẩn bị đồ dùng cho năm học mới. Nếu có điều kiện, phụ huynh nên đưa trẻ đến tham quan trường tiểu học mà trẻ sẽ học tập trong năm học mới. Tuy nhiên, phụ huynh tuyệt đối không nên mang việc đi học ở trường tiểu học ra để hù dọa trẻ, điều này sẽ phản tác dụng.

Cô Nguyễn Thị Thanh Huyền – giáo viên Trường TH Bình Trị 2, Q.Bình Tân chia sẻ trẻ lớp 1 khi mới bước vào năm học thường nhút nhát, lo lắng, ý thức tập trung và kỹ năng sống rất kém. Điều này một phần do môi trường xung quanh quá mới mẻ, một phần là do trẻ không nói rõ ràng được ý muốn của mình. Đây cũng là lý do mà nhiều trẻ lớp 1 đầu năm học sợ đến trường.

“Nhiều phụ huynh quan điểm rằng “con còn nhỏ nên chưa biết gì” nên rất nhiều bé không được cha mẹ trang bị tâm lý và các kỹ năng cần thiết nhất ở lớp 1, phải đột ngột chuyển đổi môi trường học tập. Chính sự đột ngột này khiến trẻ bị sốc, sợ đến trường”, cô Huyền nói.

Để trẻ dễ dàng bắt nhịp, làm quen với môi trường học tập mới, giáo viên này cho rằng quan trọng nhất là phụ huynh cần phải quan tâm rèn nền nếp, trang bị các kỹ năng cần thiết nhất cho trẻ phù hợp với lứa tuổi. Các kỹ năng đó đơn giản là thói quen tự giác; biết nói câu có đầy đủ chủ ngữ – vị ngữ, có dạ thưa; đi vệ sinh biết xin cô ra ngoài… Đặc biệt là tập cho trẻ làm quen với khung thời gian đi học để con ý thức việc thay đổi.

“Một số phụ huynh khi trẻ không nghe lời thường lấy trường, thầy cô ra để… dọa trẻ. Điều này cực kỳ nguy hiểm bởi sẽ khiến càng thêm sợ việc đến trường. Do vậy, dù thế nào thì phụ huynh cũng tuyệt đối không bao giờ lấy việc đi học, lấy thầy cô ra để hù dọa trẻ. Ngược lại, nên tạo cho trẻ tâm lý háo hức, ham thích được đến trường”, cô Nguyễn Thị Thanh Huyền nói thêm.

Xây dng nhiu hot đng giúp tr làm quen

Theo kế hoạch của UBND TP.HCM, vào 22-8 tới đây học sinh thành phố sẽ chính thức tựu trường chuẩn bị bước vào năm học mới 2022-2023.

Để chuẩn bị năm học mới, các trường tiểu học đã xây dựng nhiều kế hoạch chào đón học sinh, trong đó quan tâm đặc biệt đến học sinh lớp 1, nhằm giúp trẻ dễ dàng thích ứng với môi trường mới. Bên cạnh đó, các trường còn tổ chức các hoạt động gặp gỡ, tư vấn với phụ huynh lớp 1 để thống nhất trong hoạt động giáo dục, chăm sóc trẻ.

Đơn cử như Trường TH Trần Hưng Đạo (Q.1), kế hoạch gặp gỡ chào đón học sinh lớp 1 được nhà trường dự kiến sẽ tổ chức riêng biệt để trẻ nhận lớp, gặp gỡ bạn bè, giáo viên chủ nhiệm cũng như được tặng quà làm quen, tạo tâm lý thoải mái, vui tươi cho trẻ trong ngày đầu tiên đến trường.

Cô Lê Thanh Hương – Hiệu trưởng nhà trường cho hay, ngoài các hoạt động dành riêng cho học sinh đầu cấp, nhà trường dự kiến cũng sẽ tổ chức chuyên đề dành riêng cho phụ huynh khối 1, chia sẻ rõ hơn cho phụ huynh về hoạt động giáo dục của trường, những đặc thù trong chương trình giáo dục để cùng phụ huynh thống nhất.

“Trong Chương trình GDPT 2018 với việc giáo dục theo cá thể học sinh, chính sự đồng hành, chia sẻ của phụ huynh có ý nghĩa rất lớn, giúp trẻ phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực, từ đó hỗ trợ các thầy cô trong việc giáo dục trẻ đúng theo mục tiêu chương trình đề ra”, cô Hương nhấn mạnh.

Tương tự, Trường TH Lương Thế Vinh (TP.Thủ Đức) cũng đã gửi thông báo đến phụ huynh về việc gặp gỡ học sinh khối 1 vào ngày 22-8. Trong ngày tựu trường này, các em sẽ nhận lớp, gặp gỡ, làm quen với giáo viên chủ nhiệm.

Đại diện nhà trường chia sẻ, giáo viên chủ nhiệm khối 1 đều là những thầy cô có nhiều kinh nghiệm, sẽ có những cách thức riêng để chào đón các em, giúp trẻ nhanh chóng thích ứng với môi trường mới. Dù vậy, điều quan trọng nhất là phụ huynh cần kịp thời thông tin với giáo viên chủ nhiệm những vướng mắc, băn khoăn đối với trẻ lớp 1 để cùng tháo gỡ, giúp trẻ ổn định tâm lý bước vào năm học mới.

“Giai đoạn đầu năm, phụ huynh cần theo sát trẻ hơn bao giờ hết để nắm bắt tâm tư, tình cảm của trẻ và chia sẻ với giáo viên. Phụ huynh cũng không nên kỳ vọng vào trẻ quá nhiều trong giai đoạn này, quan trọng là tạo tâm lý thoải mái, hào hứng, vui tươi nhất cho trẻ trong mỗi ngày đến trường. Từ phía nhà trường, trong mỗi buổi học, giáo viên cũng sẽ tổ chức nhiều hoạt động vừa học vừa chơi để kích thích trẻ vui thích khi học, không gặp áp lực khi thay đổi môi trường mới…”, đại diện Trường TH Lương Thế Vinh nhấn mạnh.

Yến Khương

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)