Tuyên truyền pháp luậtVăn minh đô thị

Chợ trực tuyến lên ngôi

Tạp Chí Giáo Dục

Mt s đa phương ti TP.HCM đã và đang thc hin mô hình đi ch trc tuyến, không dùng tin mt đưc đông đo ngưi dân hưng ng.


Nhiu tiu thương cho biết, sau khi đăng ký bán hàng trc tuyế ch truyn thng, khách hàng đông hơn

Tuyến ph 4.0 – mua bán không dùng tin mt

Một trong những mô hình đó là “Tuyến phố 4.0, mô hình mua bán không dùng tiền mặt” do Phòng Kinh tế (UBND quận 6) triển khai.

Để mô hình này hoạt động hiệu quả, được sự đồng tình của tiểu thương, Phòng Kinh tế quận đã nghiên cứu kỹ các quy trình mua bán của người dân và doanh nghiệp trên địa bàn. Đồng thời phối hợp với Viettel Telecom triển khai giải pháp.

Đại diện nhóm thực hiện dự án cho biết, mục tiêu giải pháp là cung cấp tiện ích thanh toán không tiền mặt, giúp người dân, doanh nghiệp giảm thiểu các rủi ro bảo quản tiền mặt, qua đó hỗ trợ các hoạt động mua bán hàng ngày được thuận lợi hơn.

Theo đó, nền tảng của mô hình là cung cấp tiện ích thanh toán không tiền mặt cho mọi hoạt động mua bán làm cơ sở xây dựng hệ sinh thái toàn diện, giúp cửa hàng mở rộng kinh doanh và phát triển kinh tế bền vững. Mô hình áp dụng cho các cửa hàng kinh doanh mặt hàng tiêu dùng, thực phẩm, hàng quán… và thanh toán bằng Viettel Money. 

Có ch trc tuyến, bà ni tr cũng đ vt v hơn trong vic đi li cũng như la chn thc phm tươi sng vi giá gc. Ch Nguyn Th Thy (qun Bình Thnh) chia s, có rt nhiu mt hàng t đ tươi đến đ khô đưc tiu thương đăng ký bán hàng trc tuyến, giá thì rt mm và thưng xuyên gim giá.

Lợi ích của “Tuyến phố 4.0” là hỗ trợ các hoạt động mua bán dễ dàng, an toàn hơn trong bối cảnh dịch bệnh; Cho phép các cửa hàng hưởng các lợi ích của xu hướng thanh toán số, cụ thể là giảm rủi ro bảo quản tiền mặt; Tiết kiệm công sức quản lý và kiểm đếm tiền lẻ; Giảm thiểu thời gian đi lại và chờ đợi nạp, rút tiền tại ngân hàng; Bước đầu chuyển đổi số giao thương hàng ngày. Đặc biệt là phù hợp với chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 của Chính phủ, trong đó đề cập nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội số, thu hẹp khoảng cách số là một trong ba mục tiêu đến năm 2025.

“Tuyến phố 4.0” góp phần hiện đại hóa hệ thống phân phối, nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp. Nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh doanh, duy trì hiệu quả bán sỉ và lẻ, không ngừng chuyển đổi phương thức kinh doanh mới phù hợp với thị trường trong giai đoạn hội nhập ngày càng mở rộng”, đại diện nhóm dự án khẳng định.

Đối với cửa hàng trên tuyến phố, dự án đã thông báo về chương trình chuyển đổi số trong vòng 1-2 tuần; Hỗ trợ khách hàng đăng ký trở thành điểm chấp nhận thanh toán của Viettel Money và hướng dẫn sử dụng Viettel Money để thanh toán các khoản phí. Để phổ biến rộng rãi đến khách hàng, dự án thông báo cũng như cung cấp các thông tin cần thiết như cài đặt, đăng ký, các chương trình khuyến mãi nếu có…

Tiu thương “sng khe” nh ch trc tuyến

Xuất phát từ thực tế hoạt động mua bán rơi vào cảnh ế ẩm, đìu hiu sau đại dịch Covid-19, nhiều địa phương tại TP.HCM đã phối hợp với các đơn vị cung cấp giải pháp công nghệ để triển khai mô hình “Chợ trực tuyến” tại chợ truyền thống. Mô hình chợ trực tuyến này được cài đặt và vận hành trên điện thoại thông minh hỗ trợ điều hành Android và iOS.

“Ảnh hưởng của dịch Covid-19 cùng với sự phát triển của hệ thống cửa hàng tiện ích bán lẻ đã làm thay đổi trong thói quen mua sắm hàng hóa của người dân, hoạt động của các tiểu thương tại chợ truyền thống gặp khó khăn. Lượng khách đến chợ giảm chỉ còn lại 1/3 so với trước khi dịch xảy ra, trung bình hàng ngày ghi nhận có từ 50-70 lượt người, chủ yếu là số khách hàng lớn tuổi, khách quen của chợ. Lượng khác chủ yếu tập trung ở các quầy hàng thịt cá, rau củ quả. Trong khi đó, quầy hàng thời trang, mỹ phẩm, giày dép, đồ điện tử… luôn trong tình trạng vắng vẻ.

Từ khi chợ hoạt động trở lại từ (tháng 11-2021), số lượng tiểu thương tham gia kinh doanh thường xuyên chỉ đạt từ 50-60%, trong đó khoảng 30% nghỉ kinh doanh hẳn, chuyển sang hình thức kinh doanh tại nhà hoặc bán online, 20% còn lại là buôn bán cầm chừng, không thường xuyên”, đại diện nhóm thực hiện mô hình chợ trực tuyến tại chợ Xóm Chiếu cho biết.


Ngày càng có nhiu ngưi dân đi ch trc tuyến

Có mô hình chợ trực tuyến, ban quản lý các chợ đã hỗ trợ, giới thiệu cho tiểu thương đăng ký thành viên để quảng bá, trưng bày sản phẩm miễn phí trên ứng dụng Chợ trực tuyến UTOP và tuyên truyền đến người dân để tiếp cận, lựa chọn sử dụng mô hình như kênh mua sắm an toàn, uy tín.

Trong thời gian triển khai mô hình, để khuyến khích cộng đồng, cán bộ công chức cùng tham gia chợ trực tuyến, Công ty UTOP đã phối hợp với UBND quận phát hành phiếu ưu đãi đến người dân, cán bộ công chức, viên chức trên địa bàn để đẩy mạnh khuyến mãi, khuyến khích người dân cài đặt ứng dụng và sử dụng.

Được biết, hiện mô hình chợ trực tuyến đã và đang hoạt động hiệu quả tại một số chợ truyền thống, cuộc sống của tiểu thương cũng đã “dễ thở” hơn. Bà Nguyễn Thị Hà, tiểu thương chợ Võ Thành Trang, quận Tân Bình chia sẻ, ban đầu nghe giới thiệu cũng không mặn mà lắm với việc đăng ký ứng dụng và giới thiệu mặt hàng trên ứng dụng chợ trực tuyến. Tuy nhiên thấy xung quanh mua bán được nên đã đăng ký tham gia bán hàng trực tuyến. Đến nay, lượng khách hàng ngày một tăng, bán được nhiều hơn và đã bỏ ý định sang sạp.

Có chợ trực tuyến, bà nội trợ cũng đỡ vất vả hơn trong việc đi lại cũng như lựa chọn thực phẩm tươi sống với giá gốc. Chị Nguyễn Thị Thủy (quận Bình Thạnh) chia sẻ, có rất nhiều mặt hàng từ đồ tươi đến đồ khô được tiểu thương đăng ký bán hàng trực tuyến, giá thì rất mềm và thường xuyên giảm giá.

A.Trn

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)