Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Cho văn hóa truyền thống sống mãi những mùa xuân

Tạp Chí Giáo Dục

Mùa xuân, trong căn nhà ca Kray Sc vang tiếng hát ca. Nhng làn điu dân ca Pa Kô đưc Kray Sc thi hn, làm sng li sau hàng chc năm mit mài “ăn cơm nhà, vác tù và hàng tng” đi sưu tm, nghiên cu và truyn dy li cho thế h tr.  “Văn hóa truyn thng là ci ngun dân tc. Không đưc lãng quên. Không th lãng quên”, Kray Sc nói…


Kray Sc truyn dy văn hóa truyn thng cho thế h tr

Lưu gi nhng làn điu dân ca ca đng bào

Tôi có hẹn với Kray Sức một ngày đầu xuân năm mới. Căn nhà bạc phếch màu mưa nắng của ông nằm bên con đường dẫn vào trung tâm xã Tà Rụt (huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị). Phía trước là những ngọn đồi xanh mướt. Những bông hoa đào rừng đua nhau khoe sắc đón xuân. Kray Sức cùng bà Kăn Thay – người hát dân cả của bản đang cùng nhau bắt nhịp cho những bài hát vừa sưu tầm được. Ở tuổi ngoài 60, đôi mắt Kray Sức tinh anh, đôi tay dẻo dai bấm từng nốt đàn Ta lư phiêu theo làm điệu Cha Chấp, Tăn Y của đồng bào Pa Kô làm cho giọng hát của Kăn Thay càng thêm cao vút. Thi thoảng, Kray Sức dừng lại trao đổi với Kăn Thay về một tiết tấu nào đó rồi những lời ca cứ thế bay bổng tạo nên bầu không khí ấm cúng.   

Nhiều năm, dấu chân ông in khắp bản làng vùng cao Đakrông, Hướng Hóa. Những cuộc chuyện trò thâu đêm suốt sáng cùng các nghệ nhân già. Kray Sức ghi chép tỉ mẫn từng lời ca, điệu múa, chụp lại những bức ảnh về các lễ hội truyền thống của đồng bào Pa Kô. Kray Sức nói, làm việc này tưởng chừng đơn giản nhưng thực chất đòi hỏi tính kiên trì và luôn logic trong từng lời ca, điệu nhạc mới có cái nhìn tổng quát nhất về truyền thống cha ông để lại. Năm 2018, Kray Sức quyết định bán con trâu của gia đình để mở triển lãm 200 bức ảnh mô tả các lễ hội truyền thống mà ông dày công sưu tầm được.

Đồng bào Pa Kô ở Đakrông gọi ông là nghệ nhân của bản. Những gì liên quan đến văn hóa truyền thống đều tìm đến ông. Cởi mở và tận tình, Kray Sức luôn sẵn sàng chia sẻ. Thay vì câu trả lời, ông cất lên những bài dân ca một thuở ru ông lớn bằng giọng ca ngọt ngào của mẹ. Ông nói, bây giờ chỉ cần được hỏi về văn hóa đồng bào mình đã là hạnh phúc. Hơn 20 năm qua, ông sưu tầm được 50 làn điệu dân ca, dân vũ: Ka Lơi (hát để hóa giải nỗi buồn), Cha Chấp (lời mời gọi), Tăn Y (lời ru), A Dêng, A Rơng…

Khơi dy tình yêu ngưi tr

Kray Sức nói, muốn lưu giữ văn hóa truyền thống thì phải có người nối truyền. Đêm, trong ánh lửa bập bùng, Kray Sức bắt đầu kể câu chuyện văn hóa, bày cho lớp trẻ các làn điệu dân ca, cách đánh đàn Ta lư. Kray Sức thuyết phục thêm các nghệ nhân đến truyền dạy lại cồng chiêng cho thế hệ trẻ. Không ai đếm được đã bao nhiêu đêm trong suốt hơn 20 năm theo đuổi công việc sưu tầm văn hóa của mình, Kray Sức đã tổ chức bao nhiêu buổi truyền dạy như thế. Như cái cây giữa khu rừng, cần nhiều cây để cùng sinh sống và phát triển, tiếng hát, điệu đàn của Kray Sức vang xa, bay cao, thu hút được nhiều người trẻ quan tâm và quay lại.


Mt tiết mc văn ngh truyn thng đưc hc sinh Trưng TH-THCS A Xing (Hưng Hóa, Qung Tr) trình din

Hai năm nay, Kray Sức tham gia nhiều lớp giảng dạy dân ca tại các trường học trên địa bàn hai huyện miền núi Đakrông và Hướng Hóa. Đồng hành cùng ông có 7 học trò trẻ tuổi. Mỗi buổi ngoại khóa đều gợi lên trong học sinh niềm hứng khởi. Em Hồ Thị Lịch – học sinh lớp 9, Trường TH-THCS A Xing (Hướng Hóa) chia sẻ: “Em rất ít khi được nghe các làn điệu dân ca, dân vũ đồng bào Pa Kô. Lớp học của nghệ nhân Kray Sức đã cho em rất nhiều kiến thức bổ ích. Em cảm nhận được dân ca đồng bào mình rất hay, nhất là những bài hát ru Tăn Y. Thông qua buổi học, em thấy yêu và tự hào hơn về truyền thống đồng bào mình”.

CLB Dân ca truyền thống của đồng bào cũng được Ban Giám hiệu Trường TH-THCS A Xing thành lập ngay sau đó, đều đặn duy trì để góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống của các đồng bào ở vùng cao. “Khi các em hiểu và yêu truyền thống văn hóa đồng bào mình thì sẽ có trách nhiệm hơn trong việc học tập để chung tay gìn giữ”, thầy Nguyễn Mai Trọng – Hiệu trưởng nhà trường nói.


Hơn 20 năm qua, Kray S
c lng l sưu tm và gìn gi văn hóa truyn thng đng bào Pa Kô bên chân dãy Trưng Sơn

Vi nhng cng hiến trong gìn gi và phát huy di sn văn hóa ca dân tc, năm 2015, Kray Sc đưc Ch tch nưc trao tng danh hiu Ngh nhân ưu tú. Năm 2017, ông đưc B trưng, Ch nhiy ban Dân tc tng Bng khen v thành tích xut sc trong công tác dân tc và thc hin chính sách dân tc ca Đng và Nhà nưc.

Trở lại với câu chuyện truyền nối, Kray Sức bảo, ước nguyện của ông là càng truyền dạy cho nhiều lớp trẻ, chừng nào đôi chân còn đủ sức vượt núi. Sâu thẳm ký ức, nỗi khát vọng trong ông thật lớn. “Sinh thời gặp buổi chiến tranh ly lạc, cha theo kháng chiến đánh đuổi quân thù, tôi được mẹ đưa vào trú tránh đạn bom trong hốc đá, giữa tán rừng già. Đêm, mẹ ôm đàn Ta lư, cất lên những lời ru thắm thiết đưa tôi vào giấc ngủ. 12 tuổi, tôi tìm đến một nghệ nhân già trong bản để học đánh đàn Ta lư vì quá mê. Từ đó, tình yêu văn hóa truyền thống Pa Kô ngấm dần vào máu”, Kray Sức nói. Không chỉ khơi gợi tình yêu qua các buổi học, Kray Sức còn là cánh chim đầu đàn, dẫn dắt bao thế hệ đồng bào Pa Kô tham gia các cuộc thi văn hóa truyền thống từ cấp huyện, tỉnh đến Trung ương. Cuộc thi nào đoàn của Kray Sức cũng mang về những tấm huy chương vàng quý báu.

Trong khi lớp trẻ ào ạt đuổi theo nếp sống hiện đại thì một mình ông ngược dòng níu giữ văn hóa truyền thống. Âm thầm nhen lên ngọn lửa, lan tỏa đến đồng bào nhưng Kray Sức không nhận công lao về mình. “Tôi chỉ là người ghi chép lại, diễn lại những đặc sắc của cha ông để lại. Trong công cuộc gìn giữ văn hóa, tôi chỉ góp một tay cùng thế hệ trẻ vun lên tình yêu sẵn có ấy”. Nhấp thêm ngụm nước lá, Kray Sức lại mê mải với những nốt nhạc trầm bổng. Ngoài kia, gió núi đưa nhẹ những bông hoa mùa xuân. Lớp trẻ đi chúc Tết, nghe tiếng đàn của Kray Sức liền ghé lại. Bên bếp lửa bập bùng, câu chuyện ngày xuân ấm cúng cùng lời ca điệu nhạc kéo dài mãi.

Phan L

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)