Sự kiện giáo dụcTin tức

Cho ý kiến Dự thảo luật cán bộ, công chức: Sẽ loại 1,4 triệu người khỏi diện cán bộ, công chức

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Normal 0 false false false VI X-NONE X-NONE MicrosoftInternetExplorer4

Nếu Dự luật cán bộ, công chức được thông qua, đối tượng thuộc diện cán bộ, công chức sẽ được thu hẹp hơn  Ảnh: Phạm Yên“Có tình trạng hợp đồng đối với một số công việc trong cơ quan nhà nước được hợp thức dần để vào biên chế, làm tăng bộ máy”- Bộ trưởng Nội vụ Trần Văn Tuấn thừa nhận như vậy tại phiên họp thứ 13 UBTV Quốc hội, sáng qua (11/10).

Bộ trưởng Trần Văn Tuấn cũng cho biết, theo dự thảo Luật cán bộ, công chức (CBCC), những loại việc như lái xe, tạp vụ và một số công việc khác sẽ không thuộc diện CBCC.

Trưởng ban Công tác đại biểu Phạm Minh Tuyên cho rằng, thực tế đang có chuyện lạm dụng biên chế. “Thi công chức, dù không công khai nói ra, nhưng đã có hợp đồng rồi, chỉ cần hoàn thiện các chứng chỉ là trở thành công chức, nhất là hiện nay quy định không phân biệt học hệ nào, trường nào”- Ông Tuyên nói.

Nhiều ý kiến tại UBTV Quốc hội đề nghị Chính phủ làm rõ Luật CBCC sẽ điều chỉnh, giải quyết vấn đề lao động thuộc diện hợp đồng trong cơ quan Nhà nước ra sao; trường hợp đã có biên chế từ trước nhưng chỉ làm những việc như lái xe, tạp vụ thì có được giữ lại không?

Trưởng ban Dân nguyện Trần Thế Vượng cho biết có tình trạng đều là lái xe nhưng có người là công chức, có người chỉ là hợp đồng. Ví như lái xe cho bộ trưởng thì đương nhiên là công chức, nhưng lái xe cho thứ trưởng, dù tới  15 năm cũng vẫn là hợp đồng!

 “Cần làm rõ những việc nào thuộc diện phải ký hợp đồng, để tránh tùy tiện giữa hợp đồng và biên chế, dẫn đến phức tạp. Nếu không quy định, sẽ tiếp diễn việc cứ vào hợp đồng rồi sau đó đi học lấy chứng chỉ, bằng cấp rồi vào biên chế” – Ông Vượng nói.

Giải quyết trường hợp đã vào biên chế trước đây, ý kiến của một số thành viên UBTV Quốc hội đồng tình để những người tuy làm công việc diện hợp đồng đã vào biên chế rồi thì được giữ nguyên.

Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu phát biểu “vấn đề hợp đồng” nên quy định ở một văn bản khác. Còn những vấn đề tồn tại thì sẽ chấp nhận, sau khi có Luật thì những việc như thế sẽ là hợp đồng”- Ông Lưu nói.

1,4 triệu người sẽ không còn là CBCC

Bộ trưởng Nội vụ Trần Văn Tuấn cho biết, khi thực hiện Luật CBCC (sau khi được thông qua) sẽ có khoảng 1,4 triệu người trong các đơn vị sự nghiệp sẽ không còn là CBCC. 

Với những trường hợp này, Ủy ban Pháp luật cho rằng cần có quy định (bổ sung một điều trong Chương điều khoản thi hành) nhằm đảm bảo các quyền lợi chính đáng cho đội ngũ viên chức, đồng thời bảo đảm cho các hoạt động trên lĩnh vực này được liên tục, ổn định. Ngoài ra, với trường hợp là cấp trưởng, những vị trí quan trọng ở những cơ quan hành chính, sự nghiệp sẽ vẫn được giữ lại là CBCC.

“Nếu để họ là viên chức, tuy thoáng hơn, nhưng Nhà nước sẽ khó quản. Những người này, ngoài chế độ lương CBCC, sẽ được hưởng thêm các khoản từ hoạt động sự nghiệp mang lại”- Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Văn Thuận nói.

Ủy ban Pháp luật cũng đồng tình với Khoản 4 điều 68 Dự thảo Luật về định biên CBCC cấp xã từ 17-25 người. Theo đó, sẽ không tăng thêm biên chế và không đưa các chức danh Phó Chỉ huy quân sự, Phó trưởng CA xã, Chánh văn phòng Đảng ủy xã, cấp phó một số tổ chức chính trị-xã hội ở cấp xã vào diện CBCC.

Cùng ngày, UBTV Quốc hội đã thảo luận, cho ý kiến về Tờ trình  Dự án Luật sửa đổi, bổ sung điều 26 của Luật nhà ở theo hướng mở rộng đối tượng Việt kiều được mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

Nguyễn Tuấn

Theo TPO

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)