Hướng nghiệp - Tuyển sinhTư vấn tuyển sinh

Chọn bài thi KHXH là xu thế tất yếu!

Tạp Chí Giáo Dục

Gn 53% hc sinh d thi THPT quc gia năm 2019 chn bài thi khoa hc xã hi (KHXH) làm t hp xét tuyn ca mình. Ngay khi B GD-ĐT công b t l này, nhiu giáo viên không quá bt ng. Theo h, trưc vic thi c như hin nay, la chn này là xu thế tt yếu. Đó là hc sinh s chn nhng điu có li nht cho mình.

Hc sinh lp 12 Trưng THPT Trưng Vương (Q.1, TP.HCM) trong gi hc môn GDCD

Dù không mặn mà nhưng một bộ phận học sinh vẫn lựa chọn bài thi KHXH để dễ đậu tốt nghiệp. Vì vậy, nhiều thầy cô nhận định: Tuy bài thi KHXH “lên ngôi” nhưng lại khiến giáo viên gặp khó trong quá trình giảng dạy.

Chn điu “có li nht cho mình”

Trong kỳ thi THPT quốc gia năm nay, Hà Linh (học sinh lớp 12 Trường THPT Marie Curie, Q.3, TP.HCM) đăng ký bài thi KHXH dù lịch sử, địa lý không phải là những môn học thế mạnh của bản thân. “Em lựa chọn bài thi KHXH trước tiên là để nhằm mục đích xét tốt nghiệp. Vì so với bài thi khoa học tự nhiên (KHTN) thì bài thi KHXH dễ dàng lấy điểm hơn, nhất là ở môn GDCD”, Hà Linh cho biết.

Với xét tuyển ĐH, Hà Linh cho hay ngoài việc dùng điểm thi THPT quốc gia, bản thân đã sử dụng rất nhiều phương thức khác như điểm kỳ thi đánh giá năng lực của ĐHQG TP.HCM, sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ. “Bạn bè em cũng thế, rất nhiều bạn chọn bài thi KHXH để dễ dàng đậu tốt nghiệp, còn xét tuyển vào ĐH đã có nhiều phương thức. Thậm chí, nhiều bạn đã xác định đậu ĐH trước khi thi THPT quốc gia”, Hà Linh chia sẻ.

Không quá bất ngờ trước tỷ lệ gần 53% học sinh chọn bài thi KHXH, thầy Phạm Phương Bình (Phó Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Hữu Huân, Q.Thủ Đức, TP.HCM) cho rằng đây là kết quả tất yếu của việc thi cử như hiện nay. “Năm nay là năm đầu tiên Bộ GD-ĐT thay đổi phương thức xét tốt nghiệp theo tỷ lệ 7:3, tức là tăng vai trò của điểm thi THPT quốc gia lên. Nhiều học sinh có sức học trung bình, yếu sẽ chọn bài thi KHXH để dễ đậu tốt nghiệp. Vì các môn GDCD, địa lý, lịch sử dễ “kiếm điểm” hơn là vật lý, hóa học, sinh học. Nhất là kiến thức bài thi KHXH còn gần với cuộc sống hơn là bài thi KHTN”, thầy Phương Bình phân tích.

Bên cạnh đó, thầy Phương Bình cũng cho rằng một trong những lý do ảnh hưởng đến lựa chọn này của học sinh chính là sự đa dạng về các phương thức xét tuyển ĐH. Theo đó, nhiều học sinh đã chọn được hướng đi cho mình. “Khi Bộ GD-ĐT giao quyền tự chủ cho các trường ĐH trong việc tuyển sinh, các phương thức xét tuyển vào ĐH đã trở nên đa dạng hơn như xét bằng học bạ năm lớp 12, học bạ 5 học kỳ (trừ học kỳ II lớp 12), xét bằng kết quả bài thi đánh giá năng lực của ĐHQG TP.HCM, xét bằng chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế… Do đó, điểm thi THPT quốc gia không còn là “cánh cửa duy nhất” nữa”, thầy Phương Bình nhìn nhận.

Nhìn ở góc độ tích cực hơn, thầy Nguyễn Duy Bình (Phó Hiệu trưởng Trường THPT Bình Hưng Hòa, Q.Bình Tân, TP.HCM) lại lạc quan cho rằng tỷ lệ  hơn “bán nửa” trên có thể học sinh đã phần nào nhận thức được vai trò của các môn KHXH trong cuộc sống, thể hiện sự quan tâm của các em với xã hội. “Ngày nay, với CNTT phát triển, các em có thể tiếp cận được với kiến thức xã hội, địa lý, lịch sử một cách đơn giản và dễ dàng”, thầy Duy Bình nói.

Ngoài ra, thầy Duy Bình cũng cho rằng cùng với sự đa dạng các ngành nghề sử dụng trong tổ hợp KHXH đã khiến học sinh cân nhắc khi chọn bài thi KHXH. “Với cùng một ngành nghề, các trường ĐH không có sự phân biệt học sinh đó thi ban nào. Trong khi đó, kiến thức trong bài thi KHTN với nhiều học sinh lại khó hơn so với bài thi KHXH…”, thầy Duy Bình chia sẻ.

Giáo viên các môn KHXH “gp khó”

“Tôi không cho rằng đây là tín hiệu vui. Bởi ngay như học sinh của tôi, trong số các em lựa chọn bài thi KHXH thì số lựa chọn vì niềm đam mê, vì sở trường hầu như chỉ đếm trên đầu ngón tay. Còn phần nhiều các em chọn theo hướng tính toán có lợi cho mình nhất. Học chỉ để nhằm mục đích đậu tốt nghiệp”, cô Nguyễn Hoàng Lệ Hằng (Tổ trưởng Tổ lịch sử Trường THPT Marie Curie, Q.3) chia sẻ.

Theo cô Lệ Hằng, những năm trước đây, số học sinh chọn bài thi KHXH tuy ít nhưng chủ yếu là các em lựa chọn theo đam mê, theo định hướng nghề nghiệp, các em có tố chất. Việc dạy với giáo viên vì thế cũng nhẹ nhàng, hứng thú hơn. “Còn như năm nay, tôi nói thật là rất cực. Học sinh chọn bài thi KHXH là vì các em nghĩ “dễ ăn điểm” hơn bài thi KHTN, để dễ đậu tốt nghiệp chứ không vì niềm yêu thích nên giáo viên như tôi dạy vất vả hơn. Đơn giản như kiến thức Lịch sử 12 thì chỉ có phần Lịch sử thế giới là “mượt mà”, còn phần Lịch sử Đảng thì rất khô khan bởi nhiều văn kiện. Muốn học sinh ghi nhớ, tập trung học, học hiệu quả, đòi hỏi giáo viên phải dày công nhiều”, cô Lệ Hằng bày tỏ.

Ở ban KHTN, thầy Nguyễn Tác Tuấn Ngọc (Tổ trưởng Tổ toán Trường THPT Phú Nhuận, Q.Phú Nhuận, TP.HCM) cho hay, năm nay nhiều học sinh đã chuyển từ ban KHTN sang ban KHXH cũng là nguyên nhân khiến tỷ lệ học sinh lựa chọn bài thi KHXH tăng đột biến. Nói về lý do, đứng ở góc độ chuyên môn, thầy Tuấn Ngọc cho rằng chính khối lượng kiến thức trong ban KHTN quá nặng, quá hàn lâm là nguyên nhân. Cụ thể, học sinh không chỉ phải học trong chương trình lớp 12 mà còn học thêm một phần chương trình lớp 10, 11 mà giáo viên tự giới hạn ôn tập theo đề thi mẫu của Bộ GD-ĐT. Bên cạnh đó, với các môn KHTN, học sinh phải có kỹ năng thuộc bài và hiểu bài ở cả lý thuyết và bài tập nên tạo áp lực lớn. “Ở ban KHXH, căn cứ vào số tiết phân phối của Bộ GD-ĐT thì khối lượng bài học chắc chắn sẽ ít hơn ban KHTN. Đồng thời, kiến thức cũng nhẹ nhàng hơn, nhiều kiến thức còn quen thuộc với học sinh. Các em gần như chỉ cần kỹ năng thuộc bài, không quá khó để hiểu bài”, thầy Tuấn Ngọc nói.

Nhận xét một cách tổng quan, thầy Tuấn Ngọc cho rằng xu thế lựa chọn bài thi KHXH là tất yếu, phù hợp với năng khiếu của học sinh cũng như sự đa dạng của các ngành nghề trong xã hội. “Mục tiêu chính của giáo dục qua kỳ thi THPT quốc gia là tạo cho học sinh phát triển năng lực toàn diện, phân loại đúng và công bằng cho các em vào các trường ĐH thích hợp với năng lực của mình. Tuy nhiên, dù là chọn bài thi nào thì chương trình học, đề thi cần chú ý vừa đủ, đúng để phân loại, không nặng nề, đánh đố tạo những áp lực không cần thiết cho học sinh”, thầy Tuấn Ngọc nhấn mạnh.

Đ.Yến

Bình luận (0)