Hướng nghiệp - Tuyển sinhTư vấn tuyển sinh

Chọn chung một đáp án thì có vi phạm quy chế?

Tạp Chí Giáo Dục

Tiếp tục thắc mắc về chuyển ngành dự thi? Không nhập học năm 2009 thì năm nay có được nhập học lại? Khi nhập học thì có cần phải có bằng gốc tốt nghiệp THPT? Học ban nào thì có thể thi ngành tâm lý? Tương lai của ngành tiếng Anh Tài chính ngân hàng?…


Thí sinh tham dự kì thi tốt nghiệp 2009.

Hỏi: Vừa qua em nộp hồ sơ vào Học Viện Kỹ thuật Quân sự hệ dân sự với mã ngành 121 điện tử viễn thông, nay em muốn chuyển sang mã ngành 125 xây dựng dân dụng và công nghiệp thì có được không. Nếu được em cần phải làm những gì? (

n2mmetal@yahoo.com

)

Trả lời:
Như Ban tư vấn đã trả lời thì việc thí sinh có được chuyển ngành dự thi hay không thì còn phụ thuộc vào từng Hội đồng tuyển sinh. Hiện tại không có quy định nào yêu cầu “cứng” các trường phải điều chỉnh ngành dự thi cho thí sinh cả.
 
Theo quy định thì những sai sót giấy báo dự thi sẽ được điều chỉnh trong ngày đến làm thủ tục dự thi. Những sai sót đó chủ yếu liên quan đến ngày sinh, mã đơn vị, đối tượng ưu tiên…
Theo Ban tư vấn thì nếu em có điều kiện thì tốt nhất liên hệ các sớm với các trường trước khi kì thi diễn ra các tốt. Trong trường hợp có lý do chính đáng thì Hội đồng tuyển sinh của các trường sẽ xem xét để điều chỉnh cho em.
Năm 2009 em có trúng tuyển khoa kiến trúc công trình trường đại học Phương Đông, nhưng do một số lý do gia đình nên em không nhập học được. Năm nay em muốn nhập học trở lại có được không? Em vẫn giữ giấy báo trúng tuyển và thông báo nhập học năm 2009 vậy em có thể dùng giấy báo đó nhập học năm 2010 được không? (kendy@kendy.pro)
Kết quả tuyển sinh của năm nào chỉ có giá trị ở năm đó chứ không có giá trị ở năm kế tiếp.
Nếu năm 2009 em trúng tuyển và đã đến làm thủ tục nhập học nhưng sau đó do một nguyên nhân nào đó phải làm bảo lưu thì năm nay em vẫn được nhập học bình thường. Còn nếu năm 2009 em không làm thủ tục nhập học thì mọi quyền lợi về kết quả tuyển sinh năm nay không còn giá trị ở năm 2010.
Năm nay em thi tốt nghiệp THPT, em muốn hỏi trong bài thi tiếng Anh của kỳ thi tốt nghiệp em chọn toàn bộ đáp án là A có được chấp nhận không, bài thi của em có bị coi là sai quy định gì không? (dongsongnho1@gmail.com)
Không có quy định nào cấm thí sinh chọn chung đáp án cho tất cả các câu hỏi đối với môn thi trắc nghiệm. Vì kẽ hở này mà đã có không ít đề xuất Bộ GD-ĐT trừ điểm đối với những thí sinh chọn đáp án sai tuy nhiên Bộ vẫn chưa đồng ý.
Như vậy đối với kì thi tốt nghiệp THPT năm nay em hoàn toàn có quyền chọn chung đáp án như em trình bày. Cách làm này không vi phạm quy chế và cũng không bị trừ điểm.
Tôi tốt nghiệp năm 2008. Năm nay tôi thi đại học nếu đỗ khi nhập học tôi cần có những gi? Theo tôi được biết trường Ngoại thương khi nhập học không yêu cầu bằng và học bạ TNPT gốc đúng không? Thay vì có bản gốc tôi chỉ có bản photo bằng gốc sau đó xin công chứng tại Sở GD-ĐT nơi đã cấp bằng cho tôi thì tôi có được nhập học không? (khamcoi90@gmail.com)
Theo Ban tư vấn thì trước hết em nên tập trung ôn thi cho tốt để có thể đạt kết quả cao. Về thủ tục nhập học sau khi trúng tuyển sẽ được nêu rất chi tiết trong giấy báo nhập học gửi về cho thí sinh.
Nói chung hiện nay các trường ĐH, CĐ không bao giờ yêu cầu nộp bằng tốt nghiệp, học bạ bản gốc của thí sinh mà chỉ yêu cầu nộp bản sao mà thôi. Tuy nhiên thí sinh phải xuất trình bản gốc để kiểm tra đối chiếu trong trường hợp cần thiết.
Trong trường hợp em mất bản gốc thì cần liên hệ với Sở GD-ĐT địa phương để được hướng dẫn thủ tục làm phôi bằng sao thay thế do bản gốc chỉ cấp một lần và không cấp lại.
Xin hỏi Ngành tâm lí học phải học ban nào mới thích hợp và những trường ĐH mà học sinh thích ngành này thi vào? (pechua_ng0k@yahoo.com)
Ngành tâm lý học đào tạo các kiến thức liên quan đến tâm lý học thần kinh, tâm bệnh học, tâm lý học tư vấn, trị liệu tâm lý, tâm lý học dân tộc, tôn giáo, gia đình, tệ nạn xã hội, tâm lý giao tiếp, tâm lý học quản lý…
Tốt nghiệp ngành này có thể làm công tác giảng dạy môn Tâm lý ở các trường, làm công tác tổ chức nhân sự trong các công ty, làm chuyên viên tư vấn tâm lý hoặc chẩn đoán, tâm lý trị liệu, chăm sóc sức khỏe tâm thần người lao động.
Như vậy đặc điểm của ngành tâm lý là tư vấn, phân tích mổ xẻ một vấn đề nào đó để làm cho người khác “tâm phục khẩu phục”. Chính vì thế thường thì các ngành này tuyển sinh khối C là chủ yếu, gần đây cũng có một số trường mở rộng ra khối D.
Trên phương diện nào đó thì nếu thì tuyển khối D có môn Toán thì tiềm năng về tư duy logic của sinh viên khi học ngành Tâm lý sẽ tốt hơn.
Hiện nay các bạn thí sinh khi đầu đơn vào ngành Tâm lý chủ yếu chọn vào các trường có truyền thống đào tạo như khối các trường Khoa học xã hội và Nhân văn hoặc các trường ĐH Sư phạm.
Tiếng anh Tài chính Ngân hàng là ngành mới mở của HV Ngân hàng. Vậy ban tư vấn nhận định thế nào về đầu ra của ngành này? Đây là ngành mới mở nên em rất phân vân về tương lai của ngành này. (minhhangyb11@yahoo.com.vn)
Thật ra để dự toán tương lai của một ngành đào tạo là tương đối khó nhất là ngành khối ngoại ngữ. Trên thực tế có thể ngành đó “hot” vào thời điểm hiện tại nhưng sau khoảng thời gian 3-4 năm (khi em học xong) thì mọi chuyện đều có thể thay đổi.
Thật ra chuyên ngành Tiếng Anh Tài chính ngân hàng không phải là ngành mới mẻ gì. Trước khi trường HV Ngân hàng mở ngành này thì cũng có khá nhiều trường đào tạo. Tuy nhiên dưới góc độ nào đó thì với truyền thống đào tạo các chuyên ngành liên quan đến lĩnh vực ngân hàng tốt thì khi em học chuyên ngành Tiếng Anh Tài chính ngân hàng sẽ có một lợi thế rất lớn.
Theo đánh giá của các chuyên gia thì tương lai của ngành Tài chính- Ngân hàng trong thời gian tới vẫn rất “hot”. Trong khi đó nhiều ngân hàng nước ngoài cũng đã đầu tư vào Việt Nam. Bên cạnh đó với xu hướng hội nhập thì ngân hàng trong và ngoài nước cũng đều cần đội ngũ tốt nghiệp ngành Tiếng Anh Tài chính Ngân hàng. Chính vì vậy cơ hội của ngành này là khá rộng mở. Tuy nhiên với đặc tích của ngành ngân hàng nên đòi hỏi trình độ chuyên môn và kỹ năng sống tương đối cao.
Theo Dan tri

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)