Hướng nghiệp - Tuyển sinhTư vấn tuyển sinh

Chọn ngành học phải có lý do

Tạp Chí Giáo Dục

Vi phương thc xét đim thi tt nghip THPT, thc tế cho thy đim chun ca các trưng ĐH khá cao. Thm chí nhiu trưng hp, thí sinh đt 26-27 đim vn không trúng tuyn. Do vy, khi la chn phương thc này đ xét tuyn ĐH, các em cn có thêm phương án d phòng đ tăng cơ hi trúng tuyn.


Chuyên gia tâm lý Tô Nhi A cho hay, tên ngành, tên trư
ng không phi là bo chng đ có vic làm

Lời khuyên này được TS. Lê Thị Thanh Mai (Trưởng ban Công tác sinh viên, ĐHQG TP.HCM) đưa ra cho học sinh Trường THPT Nguyễn Du (TP.HCM) tại chương trình tư vấn hướng nghiệp trực tuyến “Cùng bạn chọn nghề cho tương lai” lần thứ 14 năm học 2021-2022. Chương trình do Tạp chí Giáo dục TP.HCM và Sở GD-ĐT TP.HCM phối hợp tổ chức, với sự đồng hành của ĐHQG TP.HCM, Trung tâm Phát triển GD-ĐT phía Nam (Bộ GD-ĐT), Trường ĐH Công nghệ TP.HCM (HUTECH) và Trường ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM (UEF).

Có phương án d phòng đ tăng cơ hi trúng tuyn

TS. Lê Thị Thanh Mai chia sẻ, trước khi quyết định chọn ngành học, trường học, học sinh cần phải tìm hiểu thật kỹ về ngành học đó, trường học đó để tránh tình trạng “đứt gánh giữa đường” khi không theo được. Phải xác định là mình muốn làm gì, muốn học ngành nào, ngành đó đào tạo tại trường nào… “Mỗi người sẽ giỏi ở một lĩnh vực khác nhau, nếu đặt đúng môi trường thế mạnh của mình thì rất tuyệt vời. Hãy xác định điều các em thực sự đam mê, điều các em có khả năng làm tốt và điều mà xã hội cần. Sự giao thoa của những điều này sẽ là ngành học “trong mơ” của các em”, TS. Mai cho hay.

Ngoài ra, TS. Mai lưu ý, hiện nay các trường ĐH đều đào tạo đa ngành, đa nghề nên khi lựa chọn ngành học, người học đừng nên đóng khung là “phải học ngành đó ở trường ĐH đó”, đôi khi sẽ vụt mất cơ hội khi lựa chọn. Thông tin thêm, chuyên gia này cho hay, các trường ĐH thường tuyển sinh bằng các phương thức phổ biến như sử dụng điểm thi tốt nghiệp THPT; điểm thi đánh giá năng lực ĐHQG TP.HCM; sử dụng điểm học bạ; kỳ thi riêng; chứng chỉ ngoại ngữ… “Với phương thức điểm thi tốt nghiệp THPT, thực tế vài năm qua cho thấy điểm chuẩn của các trường khá cao với phương thúc này. Thậm chí có nhiều trường hợp, thí sinh đạt 26-27 điểm nhưng vẫn không trúng tuyển. Do vậy, khi lựa chọn phương thức này để xét tuyển ĐH, các em cần có thêm phương án dự phòng để tăng cơ hội trúng tuyển bằng việc sử dụng thêm các phương thức khác như kỳ thi đánh giá năng lực ĐHQG TP.HCM, xét tuyển bằng học bạ, tránh những trường hợp đáng tiếc. Riêng với phương thức sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ, các em cũng cần lưu ý tìm hiểu kỹ thông tin để tích lũy, gia tăng cơ hội cho mình”, TS. Mai khuyên.

Mi phương thc tuyn sinh đu có giá tr như nhau

Trước việc đa dạng các phương thức tuyển sinh của mỗi trường ĐH, ThS. Phạm Doãn Nguyên (Giám đốc Trung tâm Tư vấn tuyển sinh UEF) khẳng định, các phương thức xét tuyển là độc lập, có giá trị tương đương như nhau. Trúng tuyển bằng bất cứ phương thức nào, các em đều học tập trong môi trường như nhau, giá trị bằng cấp như nhau. Điều quan trọng là người học cần chọn được ngành học phù hợp với tố chất, năng lực của bản thân. “Ví dụ, marketing là ngành học mang tính kết nối cộng đồng, người tiêu dùng. Vì thế, để theo học ngành này thì người học cần có tố chất năng động, nhạy bén, hoạt ngôn, chịu được áp lực công việc cao. Đặc biệt, đây là ngành nghề có tính đào thải nhanh, nếu không có tư duy nhạy bén rất dễ bị đào thải”. ThS. Nguyên cho biết. Đồng thời, ThS Nguyên cũng cho hay, trong bất cứ ngành học nào, nếu người học có thêm các năng lực về ngoại ngữ, tin học thì cơ hội việc làm sẽ tăng cao.


ThS. Tr
n Hi Nam (HUTECH) khng đnh ngôn ng là khi ngành có cơ hi vic làm rt ln

Đặt câu hỏi cho học sinh rằng “người chọn nghề hay nghề chọn người”, chuyên gia tâm lý Tô Nhi A nhấn mạnh “người chọn nghề nhưng nghề sẽ rèn người”. Phân tích sâu hơn, chuyên gia này cho hay, trong câu chuyện nghề nghiệp thì nghề nghiệp là do chính các em chọn, dù thế nào cũng không thể đổ thừa cho ai được. Tuy nhiên, việc các em đi được bao xa trong nghề nghiệp mình lựa chọn thì lại phải tùy thuộc vào việc các em có tương thích với nghề đó hay không. Hiện nay, số lượng nghề nghiệp rất lớn, các em cần mở rộng biên độ hiểu biết của bản thân về nghề nghiệp để chọn được ngành nghề phù hợp. “Ngay từ đầu các em phải nhìn ra được nghề mình chọn như thế nào, có phù hợp với mình hay không. Mỗi nghề đều sẽ đòi hỏi một tiêu chuẩn khác nhau. Phải biết tiêu chuẩn nghề nghiệp mà mình theo đuổi là gì để lựa chọn phù hợp. Muốn làm CEO cũng được nhưng các em phải trả lời được rằng mình muốn làm CEO trong lĩnh vực cụ thể nào”, bà Nhi A nêu rõ.

Xác đnh ngh s làm, tìm ngành hc, trưng hc và phương thc tuyn sinh

TS. Lê Thị Thanh Mai nhấn mạnh, trước khi thi tốt nghiệp THPT, học sinh cần xác định được nghề nghiệp phù hợp với bản thân mình. Theo đó, các em xác định nghề sẽ làm, tìm ngành học, tìm trường học và phương thức tuyển sinh. Dựa vào sức học của bản thân lựa chọn phương thức xét tuyển phù hợp. Căn cứ vào điều kiện kinh tế gia đình để chọn trường học, chương trình học phù hợp. “Nghề nghiệp nào cũng có yêu cầu nhất định về tính cách, kỹ năng, năng lực. Các em hãy tìm hiểu thật kỹ ngành mình yêu thích xem yêu cầu gì để có sự chuẩn bị sẵn sàng khi gia nhập thị trường lao động. Việc định vị bản thân là không dễ, hãy tham khảo ý kiến người thân, gia đình, bạn bè, thầy cô…”, TS. Mai cho biết.

Nhấn mạnh với các em học sinh rằng “không ai bao đầu ra việc làm của ngành nghề; tên ngành, tên trường không phải là bảo chứng để có việc làm”, bà Nhi A lưu ý người học khi chọn ngành phải có lý do. Chọn ngành mà mình học được, liên quan đến tổ hợp xét tuyển, hình thức xét tuyển. Cân – đo – đong – đếm ngành phù hợp với nghề. “Thất nghiệp không do ngành học mà do chính bản thân người học, do năng lực chuyên môn của người học. Chỉ cần các em chọn đúng ngành học trong hiện tại, chọn bằng năng lực thì sau này sẽ hạn chế những tình huống xấu khi chọn ngành”, bà Nhi A nói.

Giải đáp băn khoăn của học sinh về khối ngành ngôn ngữ Anh liệu có bị thay thế bởi máy móc dịch thuật không, ThS. Trần Hải Nam (HUTECH) nhấn mạnh, ngôn ngữ là nhóm ngành được lựa chọn nhiều trong bối cảnh toàn cầu hóa. Hiện nay dù có sự hỗ trợ dịch thuật của máy móc và các phần mềm dịch thuật song vẫn rất hạn chế. Máy móc chỉ hỗ trợ một phần chứ không thể thay thế được con người. “Các phần mềm dịch thuật hay máy móc dịch thuật rất ngô nghê, không có biểu cảm trong từng ngữ cảnh. Trong khi đó, với việc này, con người làm có cảm xúc, đặt trong từng ngữ cảnh khác nhau thì biểu cảm, tâm tư khi dịch thuật cũng sẽ khác nhau. Máy móc không thể thay thế được con người. Ngôn ngữ Anh nói riêng và khối ngành ngôn ngữ nói chung vẫn là khối ngành có cơ hội việc làm rất rộng lớn”, ThS. Nam nêu rõ.

Bài, ảnh: Thành Nam

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)