Hướng nghiệp - Tuyển sinhTư vấn tuyển sinh

Chọn ngành nghề thế nào cho phù hợp?

Tạp Chí Giáo Dục

Đưa ra công thc đ có th chn la đưc mt ngành ngh phù hp, bí quyết đ chinh phc nhà tuyn dng vi mc lương tương xng… là nhng thông tin hu ích đưc các chuyên gia đưa ra trong chương trình tư vn trc tuyến 2020 “STEP UP YOUR FUTURE” vi ch đ “Chn ngành ngh thế nào cho phù hp” din ra mi đây.

Các chuyên gia tham gia tư vn trong chương trình

Chương trình do Báo Giáo dc TP.HCM, Sở GD-ĐT TP.HCM phối hợp với Trường ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM (UEF) tổ chức.

Chn ngành ngh cn công thc gì?

Khẳng định tầm quan trọng của việc chọn ngành nghề, ThS. Phạm Doãn Nguyên (Giám đốc Trung tâm Tư vấn và Tuyển sinh, UEF) phân tích, mỗi ngành nghề đều đòi hỏi tố chất riêng, gắn với phẩm chất năng lực riêng của mỗi người. Khi băn khoăn giữa nhiều ngành nghề khác nhau thì phải xác định rõ năng lực của mình, dựa vào các tố chất lõi của bản thân, xem bản thân mình có tố chất nào vượt trội để lựa chọn. “Chọn ngành nghề đúng cần có những nguyên tắc cơ bản và phải tuân theo nguyên tắc đó một cách nghiêm túc. Chúng ta hãy chọn công việc, chọn nghề trước rồi mới chọn đến bậc học,  trường học, chọn phương thức xét tuyển, tổ hợp môn. Các em nên dựa vào các công cụ hỗ trợ, tham khảo thêm chương trình hướng nghiệp của các trường ĐH để tìm ra năng lực thực sự của mình”, ThS. Phạm Doãn Nguyên nhấn mạnh.

Đứng ở góc độ tâm lý, ThS. Chế Dạ Thảo (chuyên gia tư vấn tâm lý) nhận định, việc lựa chọn ngành nghề còn thể hiện sự trưởng thành của bản thân, bởi chính mỗi người phải chịu trách nhiệm của mình về lựa chọn đó. “Các em thường dễ lạc lối khi chọn ngành nghề bởi có quá nhiều thông tin, ma trận ngành nghề. Do đó, các em cần phải hiểu bản thân mình để không hoang mang và biết cách chắt lọc thông tin cần thiết”, ThS. Chế Dạ Thảo khuyên. Một rào cản mà người học thường gặp khi chọn ngành nghề, đó là lựa chọn theo mong muốn của mình hay của gia đình. Với rào cản này, ThS. Chế Dạ Thảo cho hay, trước hết người học phải hiểu rằng, không phải lúc nào mình cũng đúng. Trong hệ thống ngành nghề hiện nay có sự giao thoa rất nhiều, học một ngành có thể làm được nhiều nghề. “Các em hãy bình tĩnh xem lựa chọn của mình và ba mẹ có điểm giao thoa gì không để tháo nút thắt đó. Cạnh đó là phải nắm rõ thông tin về ngành nghề đó, tại sao mình chọn, học như thế nào, kế hoạch sau này là gì”, ThS. Chế Dạ Thảo nói.

Công thức lựa chọn ngành nghề được ông Trần Anh Tuấn (nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM) đưa ra cho học sinh là sự hòa hợp của các yếu tố về sở thích, năng lực bản thân và nhu cầu thị trường lao động cũng như điều kiện kinh tế gia đình. “Sở thích rất nhiều nhưng năng lực mới là yếu tố quan trọng nhất để đáp ứng thị trường lao động. Nghề nghiệp là một hành trình, đòi hỏi sự rèn luyện, hành động. Các em hãy học như thế nào để xây dựng được một giá trị hành nghề”, ông Trần Anh Tuấn lưu ý.

Đứng ở góc độ nhà tuyển dụng, bà Tống Thị Nhị Hà (Giám đốc nhân sự khách sạn New World Sài Gòn) cho hay, điều mà các nhà tuyển dụng đặc biệt quan tâm là người học thu được kiến thức gì trong hành trình học, cạnh đó là kỹ năng, thái độ của người học. Vì vậy, để đi đến quyết định bước ngoặt chọn ngành học nào, trước hết người học phải hiểu bản thân có sở trường gì, thế mạnh, đam mê gì. Thông qua những bài test bản thân, xác định được cá tính của mình thích hợp với công việc gì. Tuy nhiên, cũng phải có sự cân nhắc để đưa ra quyết định học ngành phù hợp.

Hc như thế nào đ không tht nghip mà lương cao?

Giải đáp băn khoăn này, bà Tống Thị Nhị Hà khẳng định, câu trả lời nằm ở chính người học. Trường học đã dạy kiến thức và một phần kỹ năng, nhưng kỹ năng tương tác trong mọi môi trường thì người học chỉ đạt được bằng cách trải nghiệm. Để có được những trải nghiệm, lời khuyên được bà Tống Thị Nhị Hà đưa ra là “đi làm thêm trong quá trình học ĐH”, có thể là ngay từ năm đầu. “Bất cứ công việc gì cũng được nhưng các em sẽ hiểu được cách thức tương tác với mọi người ra sao, làm thế nào để đạt được cách thức đó, học được kỹ năng gì. Kỹ năng đạt được chính là điểm sáng trong hồ sơ xin việc để các em chinh phục nhà tuyển dụng”, Tống Thị Nhị Hà nói.

Trong khi đó, ông Trần Anh Tuấn nhìn nhận, có nhiều yếu tố dẫn đến thất nghiệp như chọn sai ngành nghề, bằng cấp có mà năng lực không có, giá trị sức lao động đáp ứng được yêu cầu công việc. Chưa kể đến sự mất cân đối trong thị trường lao động hiện nay. Tại TP.HCM, tỷ lệ cạnh tranh công việc theo tỷ lệ 1/55 người, có nhiều ngành nghề thậm chí lên đến 1/200, 1/500. “Lương cao hay thấp chưa hẳn là yếu tố, mà quan trọng là công việc đó phải phù hợp với năng lực, phát triển năng lực của mình. Khi chọn được ngành nghề phù hợp với năng lực thì cuối cùng sẽ có mức lương phù  hợp”, ông Trần Anh Tuấn khẳng định.

Các trưng THPT đu có hình thc h tr hc sinh

Theo cô Nguyễn Ngọc Khánh Vân (Phó Hiệu trưởng Trường THPT Gia Định, Q.Bình Thạnh), mỗi trường THPT đều có nhiều phương thức hỗ trợ học sinh tìm hiểu, tiếp cận, lựa chọn ngành nghề. Cụ thể, học sinh khối 10, 11 thì tư vấn cho các em biết ngành nghề, sự phù hợp. Học sinh khối 12 thì tập trung tư vấn về phương thức xét tuyển, thời điểm, yêu cầu trong xét tuyển của các trường ĐH. Tại Trường THPT Gia Định, công tác này được thực hiện qua các kênh như bảng tin trường, giáo viên chủ nhiệm, tư vấn tập trung, tư vấn chuyên sâu. Phòng tham vấn tâm lý giúp học sinh làm bài tập trắc nghiệm, định hướng nghề nghiệp trong tương lai. “Học sinh THPT có rất nhiều băn khoăn khi lựa chọn ngành nghề, như làm sao để chọn được một ngành nghề phù hợp… Các em hãy khám phá bản thân mình từ chính các chương trình hướng nghiệp của từng trường. Mạnh dạn tham gia các câu lạc bộ, các cuộc thi  từ cấp trường để cọ xát, qua đó biết được sở trường, thế mạnh của mình ở đâu để lựa chọn ngành nghề”, cô Nguyễn Ngọc Khánh Vân khuyên.

Từ phía trường đào tạo, ThS. Phạm Doãn Nguyên cho hay, tại UEF có 22 nhóm ngành đào tạo ở nhiều lĩnh vực khác nhau, trên 50% chương trình đào tạo học bằng tiếng Anh. Trong suốt quá trình học, sinh viên được đào tạo về ngoại ngữ, chuyên môn và kỹ năng mềm. “Ngoại ngữ, tin học là công cụ, phương tiện để tăng cơ hội việc làm cho người học. Năm 2020, UEF đào tạo rất nhiều ngôn ngữ như: Anh, Nhật, Hàn, Trung Quốc. Việc giỏi một ngôn ngữ nào đó cũng chính là lợi thế để các em tìm được những công việc tốt. Tuy nhiên, khi chọn khối ngành ngôn ngữ, các em cũng phải có tố chất lõi phù hợp như  tư duy, trí nhớ tốt, phát âm chuẩn, tính kiên trì, nhẫn nại, tư duy hướng ngoại và khả năng hội nhập về văn hóa…”, ThS. Phạm Doãn Nguyên chia sẻ.

Bài, ảnh: Đ.Yến

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)