Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Chọn ngành trong kỷ nguyên số

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Vi nn tng công ngh s t cuc cách mng công nghip 4.0, ngh tài xế đưc d đoán s b thay thế vì trong tương lai, rt nhiu xe s chy không ngưi lái. Robot có th s thay thế con ngưi chế to, may mc trang phc… Ngay c hin nay, ti Vit Nam, robot cũng đã đưc đưa vào nhng quán cà phê phc v như mt nhân viên thc th

PGS.TS Đ Văn Dũng (gia), TS. Nguyn Bá Hi (bìa phi) cùng TS. Lê Mai Tùng (bìa trái) chia s thông tin v thi cơ nm bt cách mng công nghip 4.0 cho sinh viên

Tại tọa đàm trực tuyến “Cách mạng công nghiệp 4.0 và định hướng chọn ngành trong kỷ nguyên số” do Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM vừa tổ chức, các bạn trẻ, nhất là học sinh – sinh viên được khuyến khích chủ động nắm bắt thời cơ, phát triển bản thân, tiếp cận doanh nghiệp, mạnh dạn khởi nghiệp từ ý tưởng nhỏ… để hòa nhập nhanh với tình hình mới, không bị “ra rìa” thị trường lao động thời đại 4.0.

Ch đng viết thư cho doanh nghip

Theo PGS.TS Đỗ Văn Dũng (Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM), chúng ta đang đứng trước một tương lai có các bước thay đổi rất nhanh chóng. Thậm chí ngành các em đang học sau 4 năm sẽ không còn được ưa chuộng nữa, vì sự xuất hiện của robot có thể thay thế con người ở một số lĩnh vực. Do vậy, các em cần tìm hiểu, nắm bắt thời cơ để biết được ngành nghề nào có xu thế được sử dụng nhiều lao động trong tương lai.

Đơn cử, với nền tảng công nghệ số từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nghề tài xế được dự đoán sẽ bị thay thế vì trong tương lai, rất nhiều xe chạy sẽ không người lái. Ngành dệt may hiện nay có lượng đăng ký theo học đông vì cơ hội việc làm lớn, xuất khẩu dệt may của nước ta sang thị trường các nước phát triển như Mỹ, châu Âu rất đáng kể. Tuy nhiên vài năm nữa, tình hình sẽ khác vì robot có thể thay thế con người chế tạo, may cả trang phục…

“Trong kỷ nguyên số, việc đào tạo cũng sẽ đổi khác, trong đó, đào tạo trực tuyến được chú ý. Giáo viên chuyển từ giảng dạy sang hướng dẫn. Kiến thức thực tế hiện nay thay đổi nhiều, nếu chỉ học theo kiểu truyền thống sẽ bị nhanh chóng bị lạc hậu. Cách học mới cần hướng đến sự sáng tạo, làm ra sản phẩm, dự án, kỹ năng giải quyết vấn đề phức tạp. Môi trường học tập rất quan trọng, vì sáng tạo không thể diễn ra ở đơn ngành mà cần phối hợp của nhiều ngành” – ông Dũng nhấn mạnh.

Đồng quan điểm, TS. Lê Mai Tùng (tốt nghiệp ĐH New South Wales – Úc, từng làm việc tại Công ty TripGo của Úc và tại Nhật Bản) nhìn nhận, thời đại 4.0, mọi thứ đều chuyển động rất nhanh, tương quan với đó, lực lượng lao động cũng chuyển động nhanh. Theo ông Tùng, hiện vẫn còn sự khác biệt khá lớn giữa học sinh – sinh viên Việt Nam với sinh viên quốc tế. Qua 8 năm du học và sống nước ngoài, ông nhận thấy sinh viên nước ngoài rất chủ động. Thường ngành nào các sinh viên đã chọn đều nắm chắc và giỏi vì việc lựa chọn này xuất phát từ đam mê, không phải theo ý cha mẹ. Đồng thời, các sinh viên có sự chuẩn bị từ rất sớm, ngay cả số ít những sinh viên chuyển ngành cũng đều có sự chuẩn bị.

Thích ứng với thời đại 4.0, ông Tùng khuyến khích các bạn trẻ chủ động tìm hiểu trước những ngành nghề mình sẽ học, thông qua việc tìm đọc thông tin và tìm cơ hội nói chuyện với những người đã làm việc trong ngành. “Các em có thể dành thời gian hè viết thư vào những công ty thuộc lĩnh vực ngành nghề mà mình dự kiến đầu quân học trong tương lai. Ở nước ngoài, việc viết thư cho các chủ doanh nghiệp xin được tạo điều kiện tìm hiểu ngành nghề khá phổ biến. Các học sinh, sinh viên có thể mạnh dạn viết thư xin làm thực tập sinh tại doanh nghiệp để tìm hiểu môi trường ngành nghề thực tế, tìm ra đam mê thực thụ thay vì chỉ xem thông tin định hướng mà thiếu căn cứ trải nghiệm” – ông Tùng chia sẻ.

Khi nghip t vic nh

TS. Nguyễn Bá Hải (Trưởng khoa Sáng tạo và Khởi nghiệp, Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM) đề cập thêm thực tế, nhiều nhà máy ở Trung Quốc đã thay thế robot cho các công việc đơn giản nhất. Ở Việt Nam, mỗi doanh nghiệp đều có nhân viên tư vấn online phụ trách “chat box” (chuyên trả lời, tư vấn trực tuyến các thắc mắc của khách hàng). Thời đại mới, robot đã làm thay bộ phận này và nhân viên tư vấn “bằng da bằng thịt” đã được loại ra khỏi chuỗi làm việc của doanh nghiệp. Thị trường năm nay và năm tới, chat box sẽ phát triển bùng nổ ở Việt Nam, vì các doanh nghiệp lúc nào cũng có nhu cầu tư vấn.

Robot phc v cà phê ti TP.HCM mi đây

Để tránh mất việc trong thời đại robot chiếm lĩnh công việc, người học cần tìm hiểu, chuyển sang học những ngành phù hợp cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Và quan trọng, bạn trẻ cần học cách làm, cách lên kế hoạch, triển khai, đo lường kết quả, cải tiến những cái chưa hoàn thiện… vì khó để làm thành công mọi thứ ngay từ lần đầu.

Theo ông Hải, khởi nghiệp cũng là hướng đi giúp bạn trẻ không bị “lạc lõng” trong thời đại mới. Mặc dù khi khởi nghiệp, các bạn trẻ sẽ đứng trước nhiều khó khăn như tài chính để thử những ý tưởng chẳng hạn. Ở Việt Nam, nhiều sinh viên chơi robocon, để biến ý tưởng thành sản phẩm, các bạn buộc phải nỗ lực, tiết kiệm, làm thêm, đi xin tài trợ từ doanh nghiệp… Trong khi đó, tỷ lệ thành công không cao dễ dẫn đến áp lực lớn. Tuy vậy, các bạn trẻ không nên nhìn vào đó mà… bi quan, hãy mạnh dạn khởi nghiệp, thử sức với dự án nhỏ, chi phí thấp trước. Nếu dự án thất bại, số mất đi nhỏ, có thể xem như “học phí”, không mang lại hệ lụy quá lớn cho bản thân và gia đình. “Có những ý tưởng, sản phẩm phải trải qua cả chục lần mới thành công. Nếu không dám thử làm dự án nhỏ, bạn trẻ sẽ không có bài học để trải nghiệm” – ông Hải nhắn nhủ.

“Thứ hai, sinh viên nên cố gắng tham gia nhiều hoạt động, cuộc thi… ngay từ trong môi trường ĐH. Từ nguồn hỗ trợ kinh phí từ cuộc thi, các em có thể mở rộng sang những dự án lớn hơn nữa” – TS. Hải tiếp tục khuyến khích.

Thc Trân

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)