Hướng nghiệp - Tuyển sinhTư vấn tuyển sinh

Chọn nghề, chọn trường phù hợp với khả năng, nhu cầu xã hội

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Không phải bạn học sinh nào cũng chọn được một ngành học phù hợp với năng lực, sở thích bản thân, điều kiện kinh tế gia đình và nhu cầu nhân lực của xã hội. Nhằm giúp các em có sự lựa chọn đúng đắn về ngành nghề, sáng 12/01/2013, Tuvantuyensinh.vn tiếp tục phối hợp với báo Pháp luật TP.HCM tổ chức chương trình Hướng nghiệp – Tư vấn tuyển sinh 2013 với chủ đề: “Chọn ngành, nghề, chọn trường năm 2013”.

Ba chuyên gia tại buổi tư vấn

Các chuyên gia, nhà giáo tham dự chương trình tư vấn:

PGS.TS. Nguyễn Đình Phư – Giảng viên Đại học Quốc gia TP.HCM

TS. Nguyễn Viết Đông – Giảng viên Đại học Quốc gia TP.HCM

Ông Nguyễn Quốc Cường – Chuyên viên tuyển sinh của Bộ GD&ĐT

Chọn nghề phù hợp với năng lực, sở thích.
Đây là yếu tố quan trọng giúp bạn thành công trong nghề nghiệp của mình bởi chỉ có sự đam mê, yêu thích bạn mới dành mọi tâm huyết, thời gian cho công việc. Và do đó, bạn sẽ vượt qua mọi khó khăn, thử thách để bước tới đỉnh cao nghề nghiệp.
Thắc mắc về vấn đề chọn nghề một bạn có địa chỉ email: Surile 1006….@yahoo.com hỏi: “Em có khiếu ăn nói, ngoại giao, em rất thích những công việc mang tính chất xã hội. Tính cách Em linh hoạt, Em không thích tính toán các con số! Việc học thì những môn như Toán, Lý …em học cũng tốt nhưng không hứng thú. Xin các thầy tư vấn giúp giúp em có thể phù hợp với ngành nào”?
PGS.TS Nguyễn Đình Phư: “Việc chọn ngành phải dựa vào các yếu tố như năng lực, sở thích, đam mê của bản thân… Nếu Em có năng khiếu như vậy thì Em có thể chọn các trường ĐH sau: ĐH  Khoa học Xã hội & Nhân văn, Luật, Kinh tế – Luật để phát huy khả năng học tập cũng như nghề nghiệp sau này.
Cũng với băn khoăn này, bạn Quách Minh An thắc mắc: “Em rất thích học Toán. Xin thầy cho em biết khả năng học toán dựa vào yếu tố nào và có phải do bẩm sinh không. Em có nên chọn ngành học liên quan đến Toán không ạ”?
TS. Nguyễn Viết Đông: “Em rất thích học Toán, đó là yếu tố quan trọng để học Toán tốt. Với niềm đam mê và phương pháp thích hợp chắc chắn em sẽ đạt kết quả cao. Yếu tố bẩm sinh cũng  góp phần quan trọng trong thành công ở mọi lĩnh vực. Tuy nhiên chỉ để học toán phổ thông không đòi hỏi quá cao năng lực bẩm sinh. Nhiều học sinh có năng lực bẩm sinh bình thường nhưng chăm chỉ học hành vẫn có thể đạt kết quả cao. Với niềm đam mê học toán, em hãy phát huy hết mọi khả năng, sự chăm chỉ và em sẽ thành công”.
 Cũng lo lắng trong việc chọn ngành nghề của con, phụ huynh Nguyễn Thị Trà Giang cũng đặt câu hỏi: “Cháu nhà tôi học khối D cũng khá chắc nhưng cháu hơi trầm tính, đã cận kề với kỳ thi sắp tới nhưng cháu cũng chưa định hướng được ngành nghề mình yêu thích và cũng chưa biết nên thi vào trường nào. Mong thầy sẽ tư vấn và hỗ trợ để cháu có thể định hướng chọn ngành phù hợp”
Ông Nguyễn Quốc Cường: “Làm ba mẹ ai cũng muốn khuyên bảo các con chọn nghề theo quan điểm của mình, nhưng rất tiếc trong thời đại này các cháu thường tự quyết định. Cháu học giỏi và định thi vào khối D, theo chúng tôi cháu có thể chọn các ngành: Luật, Kinh tế, Du lịch, Báo chí,… Hiện nay, các ngành này vẫn rất cần nguồn nhân lực có tay nghề cao. Do vậy, chị có thể định hướng cho con học ngành phù hợp với năng lực, sở thích.”
Đáp ứng nhu cầu nhân lực của xã hội.
Bạn Vũ Thúy Hằng cho biết “Em định chọn khối ngành Kỹ thuật nhưng lại lo lắng không biết xu hướng ngành này và nhu cầu nguồn nhân lực trong tương lai. Em mong nhận được ý kiến của thầy để tự tin hơn khi chọn nghề”
PGS.TS Nguyễn Đình Phư: “Người ta thường bảo nghề chọn người chứ người không thể chọn nghề! Nhiều người khá nổi tiếng thời học sinh nhưng sau khi ra trường bước vào đời lại không còn đam mê nghề nữa. Nghề nào cũng quý, nếu Em đã thích nghề Kỹ thuật thì hãy dũng cảm chọn cho mình một nghề để rồi mai sau đảm bảo được suộc sống của bản thân và gia đình”.
Hiện nay, Việt Nam đang rất cần nguồn lực CNTT nhưng sau 5 năm khi em tốt nghiệp thì ngành này còn thu hút và dễ kiếm việc nữa không và phù hợp với nhu cầu thực sự của cầu xã hội và doanh nghiệp không?”. Bạn Trần Bảo Linh thắc mắc.
Ông Nguyễn Quốc Cường: “Nhân lực cho ngành nào cũng thiếu và thừa: Thiếu các chuyên gia, còn thừa người không đủ năng lực. Em cố gắng học hỏi, trao dồi kiến thức trong thời gian học tập tại trường để nâng cao kỹ năng nghiệp vụ cho mình. Với nền tảng kiến thức vững chắc kết hợp với kỹ năng nghiệp vụ, tôi tin chắc em sẽ có công việc ổn định với thu nhập cao”.
Còn bạn Lê Nguyễn Phượng Hồng “Em muốn thi vào đại học Sư phạm, nhưng em nghe nói số lượng giáo viên đang bảo hòa, em đang phân vân không biết sẽ chọn thế nào”
PGS.TS Nguyễn Đình Phư: “Tình hình kinh tế suy thoái nên nhiều ngành bão hòa, ví dụ nước Mỹ đã có con số thất nghiệp gần 10 triệu người tương đương 7,5% dân số, còn tại Hy lạp có tới 17% dân số. Bạn hãy lạc quan nhìn về tương lai, khi đó kinh tế hồi phục và nhu cầu sẽ là hiện thực. Ngành sư phạm ở nước ta cũng chung cảnh ngộ, lương thấp nên nhiều Thầy Cô bỏ dạy vì vậy nhu cầu tuyển dụng vẫn có”.
Yến Thanh (tổng hợp)

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)