Hướng nghiệp - Tuyển sinhTư vấn tuyển sinh

Chọn nghề đón đầu xu thế hội nhập

Tạp Chí Giáo Dục

“Chn sai ngành ngh không ch mt thi gian, tin bc mà còn nh hưng đến tâm lý hc tp”, đó là khng đnh ca các chuyên gia trong chương trình tư vn hưng nghip “Cùng bn chn ngh cho tương lai” ln th 12 năm hc 2019-2020 va din ra Trưng THPT Nguyn Công Tr (Q.Gò Vp).

Hc sinh Trưng THPT Nguyn Công Tr đt câu hi cho ban tư vn

Chương trình do Báo Giáo dục TP.HCM phối hợp cùng Sở GD-ĐT TP và ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức, với sự đồng hành của Trường ĐH Công nghệ TP.HCM và Trường ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM.

Mở đầu chương trình, TS. Phạm Tấn Hạ (Phó Hiệu trưởng Trường ĐH KHXH-NV, ĐH Quốc gia TP.HCM) chia sẻ với học sinh về những yếu tố cần có để lựa chọn nghề nghiệp. Cụ thể, theo ông Hạ, ngay từ bây giờ các em phải xác định mình quan tâm đến lĩnh vực nào rồi liên hệ đến năng lực, sở thích, điều kiện kinh tế gia đình, thị trường lao động. Chọn bậc học nào không quan trọng, điều quan trọng nhất là chọn ngành nghề, những dữ liệu trên là cơ sở để các em có lựa chọn phù hợp. “Các em phải tự chịu trách nhiệm trước lựa chọn của mình. Nếu có lựa chọn tốt thì sẽ thành công, khả năng cống hiến cao; ngược lại, nếu lựa chọn sai sẽ làm mất thời gian của bản thân, tài chính gia đình…”, ông Hạ nói.

Trao đổi với học sinh về xu hướng ngành nghề trong tương lai, ông Nguyễn Quốc Cường (chuyên gia tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp) thông tin: Vừa qua, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết 52-NQ/TW về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Đây là cơ hội đối với nhóm ngành kỹ thuật công nghệ trong thời gian tới nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Theo đó, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng đặt ra một số thách thức đối với tất cả ngành nghề, các lĩnh vực trong xã hội. Vì vậy, việc lựa chọn ngành nghề và trường học đón đầu xu thế hội nhập cần phải chú ý kỹ.

Theo ông Cường, giai đoạn từ 2025 đến 2030, nhân lực nhóm ngành công nghệ chiếm 35% trên tổng số nhu cầu việc làm (cụ thể là các ngành CNTT, tự động hóa, điện – điện tử, công nghệ thực phẩm, công nghệ sau thu hoạch…); nhóm ngành kinh tế chiếm vị trí thứ hai với 33%… Ngoài ra, hiện một số nhóm ngành cũng đang thiếu hụt nguồn nhân lực, nhất là nhân lực trình độ cao như nhóm ngành khoa học tự nhiên (xây dựng, cầu đường, môi trường…); đào tạo giáo viên (giáo dục mầm non và dạy nghề); nhóm ngành nông – lâm – ngư nghiệp; nhóm ngành chăm sóc sức khỏe và nhóm ngành năng khiếu… “Hiện có gần 400 ngành học khác nhau ở các bậc từ TC-CĐ đến ĐH, phục vụ 40 ngàn đầu việc trong xã hội. Vì vậy các em hãy xác định thật kỹ bản thân phù hợp với ngành nghề nào thì lựa chọn để có tương lai tốt hơn”, ông Cường nhắn nhủ.

Tại chương trình, em Thanh Phát (lớp 12A1) hỏi: “Em muốn học ngành tâm lý học, nhưng còn băn khoăn: ngành này cần những tố chất gì, công việc cụ thể khi ra trường?”. Trả lời câu hỏi này, TS. Phạm Tấn Hạ cho rằng với ngành tâm lý học cần có độ nhạy tâm lý, quản lý cảm xúc tốt, đọc được suy nghĩ của người đối diện nhằm giúp người khác vượt qua cú sốc tâm lý. Ra trường có thể làm công tác tư vấn, tham vấn, trị liệu tâm lý… Đây là hướng phát triển của ngành trong xã hội hiện đại. Hiện nay có rất nhiều trường đào tạo ngành này, và mỗi trường đều có một thế mạnh riêng. Nếu muốn học chuyên ngành tâm lý giáo dục thì có thể chọn học tại Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, hoặc xác định làm tham vấn và trị liệu tâm lý thì nên học tại Trường ĐH KHXH-NV (ĐH Quốc gia TP.HCM)… Trước nhu cầu tìm hiểu các chương trình đào tạo hiện nay của nhiều học sinh, ThS. Lê Dũng (Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM)  cho biết, hiện nay ngoài chương trình đại trà, chương trình tiên tiến, các trường còn có chương trình trao đổi sinh viên, liên kết đào tạo, chương trình chuyển tiếp 2+2, 3+1…

T.Anh

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)