Hướng nghiệp - Tuyển sinhTư vấn tuyển sinh

Chọn nghề, đừng đợi “nước đến chân mới nhảy”

Tạp Chí Giáo Dục

Trong chương trình tư vn hưng nghip “Cùng bn chn ngh cho tương lai” ln th 13 năm hc 2020-2021 do Báo Giáo dc TP.HCM t chc ti Trưng THPT Nguyn Hu Cu (huyn Hóc Môn) mi đây, các chuyên gia đã đưa ra nhiu li khuyên hu ích dành cho hc sinh xung quanh câu chuyn chn ngành ngh, đó là nên chn ngh theo năng lc hc, s thích, hay đam mê…


Chuyên gia tư vn gii đáp thông tin cho hc sinh Trưng THPT Nguyn Hu Cu

Chương trình có sự phối hợp với Sở GD-ĐT TP.HCM, ĐH Quốc gia TP.HCM, Trung tâm Phát triển Giáo dục và Đào tạo phía Nam (Bộ GD-ĐT cùng sự đồng hành của Trường ĐH Công nghệ TP.HCM (HUTECH), Trường ĐH Kinh tế – Kỹ thuật TP.HCM (UEF).

Chn ngành ngh sm, có l trình phù hp

Ngày 9-11, chương trình tư vn hưng nghip “Cùng bn chn ngh cho tương lai” ln th 13 đã din ra ti 3 trưng: THPT Gia Đnh (Q.Bình Thnh), THPT Nguyn Tt Thành (Q.6) và THPT Nguyn Chí Thanh (Q.Tân Bình). Song song đó, chương trình cũng tiếp tc tư vn ti Đng Nai và Bà Ra – Vũng Tàu. Trưc đó (ngày 8-11), chương trình đã khai mc ti Tây Ninh (có s phi hp vi S GD-ĐT tnh này). Ti đây, chương trình din ra  25 trưng THPT, hưng nghip cho gn 15.000 hc sinh…

Đó là lời khuyên được ThS. Võ Ngọc Nhơn (Phó ban Tuyển sinh, HUTECH) chia sẻ với các em học sinh trong trường. Theo ThS. Nhơn, việc xác định ngành nghề được chú ý sớm thì người học sẽ có một lộ trình dài hơi để chuẩn bị từ hoàn thiện năng lực cho đến tố chất. “Nhiều học sinh nói rằng hiện em chưa biết bản thân mình phù hợp với ngành nghề gì, ngành nghề gì em cũng thích, vậy thì nên chọn như thế nào. Muốn biết bản thân mình phù hợp với ngành nghề gì, các em có thể sử dụng những kênh tham chiếu thông qua bạn bè, người thân, ba mẹ, thầy cô hay những người xung quanh, bên cạnh sử dụng những trắc nghiệm về tính cách, nghề nghiệp”, ThS. Nhơn cho biết. Tuy nhiên, theo ThS. Nhơn, dù sử dụng bất cứ kênh tham chiếu nào thì bản thân người học cần phải có hiểu biết nhất định về ngành nghề trước khi lựa chọn, tránh việc chọn theo xu hướng, cũng tránh việc chọn theo bạn bè mà phải xuất phát từ chính thực lực bản thân. “Việc chuẩn bị cho mình một lộ trình sớm sẽ các em giúp hạn chế những sai lầm khi chọn lựa ngành nghề, tránh việc “nước đến chân mới nhảy””, ThS. Nhơn nhấn mạnh.

Cũng như vậy, ThS. Nguyễn Công Kỳ (Trưởng phòng Nghiệp vụ, Trung tâm Phát triển Giáo dục và Đào tạo phía Nam, Bộ GD-ĐT) nhấn mạnh, thời điểm này nếu học sinh quan tâm về phương thức xét tuyển cụ thể thì hơi sớm, nhưng về cơ bản là các trường đều có những phương thức xét tuyển truyền thống như sử dụng điểm thi tốt nghiệp THPT, điểm học bạ, điểm kỳ thi riêng, ưu tiên xét tuyển… “Trước hết các em hãy cứ học thật tốt để làm hành trang trong lựa chọn ngành nghề. Riêng đối với các trường công an và quân đội, sẽ có những yêu cầu bắt buộc về chiều cao, sức khỏe, lý lịch. Đây là những điều kiện đầu tiên để người học đủ điều kiện theo nghề”, ThS. Kỳ nói. Bổ sung thêm, ThS. Lê Ngọc Hải (chuyên gia tư vấn kỹ năng) cho hay, nhiều học sinh khi chọn ngành nghề thường quan tâm đến tiêu chí mức lương sau khi ra trường để chọn. Tuy nhiên, trên thực tế mức lương của bất kỳ ngành nghề nào lại không phụ thuộc vào công việc đó, điều quan trọng nhất để quyết định mức lương chính là năng lực của người lao động. “Câu hỏi các em nên đặt ra ở đây là những người có việc làm, có mức lương cao thì họ có gì. Học ngành nghề nào ra trường cũng có thể thất nghiệp. Thất nghiệp hay làm việc lương cao không nằm ở tên ngành nghề mà phụ thuộc vào giá trị nghề nghiệp của người lao động”, ThS. Hải chia sẻ. Một lưu ý nữa, ThS. Hải cho rằng người học cũng nên đặt câu hỏi rằng doanh nghiệp cần gì ở người lao động để trau dồi, tìm kiếm các cơ hội nghề nghiệp thật tốt. “Môi trường ĐH có sự thuận lợi rất lớn để người học trang bị kiến thức, kỹ năng song lại phụ thuộc rất lớn vào nỗ lực của người học. Các em hãy trang bị cho bản thân kiến thức, năng lực ngoại ngữ, tin học để có cơ hội việc làm thật tốt”, ThS. Hải phân tích.

Gia s thích và kh năng, chn bên nào?

Một trong những băn khoăn của học sinh khi chọn ngành nghề là chọn thế nào giữa sở thích và khả năng? Theo nhiều chuyên gia tư vấn, trước hết người học nên sử dụng các kênh tham chiếu như một công cụ để biết bản thân mình thật sự có khả năng trong lĩnh vực đó không. Tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau, soi rọi vào bản thân và ngành nghề để tìm ra điểm chung trước khi lựa chọn. “Nếu phải chọn giữa ngành nghề theo sở thích và ngành nghề theo khả năng thì nên chọn ngành nghề  theo khả năng. Vì có những ngành nghề mình thích nhưng không có khả năng theo đuổi. Ngoài sở thích và đam mê thì phải nhìn nhận xem mình có khả năng để theo đuổi hay không”, ThS. Vương Văn Khởi (Phó ban Tuyển sinh, UEF) lưu ý. Theo ThS. Khởi, khi quan tâm về ngành nghề nào thì người học nên tìm hiểu thật kỹ về ngành nghề đó ngay từ bây giờ qua các trang web để chuẩn bị trước những đòi hỏi về tuyển sinh đầu vào, năng lực và cả sự phù hợp. Dù lựa chọn ngành nghề nào, bậc học nào thì điều quan trọng nhất vẫn là sự phù hợp với bản thân để sau này dù có vất vả với nghề thì các em vẫn đủ sức đứng vững để theo đuổi.

HC TC NGH LIÊN THÔNG LÊN ĐH ĐƯC KHÔNG?

Đây là câu hỏi của em Trần Minh Huy (học lớp 12A5 Trường THPT Trần Hữu Trang, Q.5) trong chương trình tư vấn hướng nghiệp “Cùng bạn chọn nghề cho tương lai” lần thứ 13. Trả lời câu hỏi này, ThS. Võ Ngọc Nhơn (Phó ban Tuyển sinh, HUTECH) cho biết sau khi tốt nghiệp TC nghề, những em có hoàn cảnh khó khăn có thể tham gia vào thị trường lao động để kiếm tiền trang trải cuộc sống. Tuy nhiên, trong quá trình làm việc, người lao động cần nâng cao kỹ năng, kiến thức để thăng tiến trong công việc thì vẫn có thể liên thông lên CĐ hoặc ĐH nếu đáp ứng đủ điều kiện. “Con đường liên thông này sẽ kéo dài thời gian hơn so với việc học TC nghề, nhưng bù lại người học sẽ có chuyên môn vững vàng hơn”, ThS. Nhơn cho hay. Trả lời câu hỏi của một học sinh về chuyên ngành của ngành marketing, ThS. Vương Văn Khởi (Phó ban Tuyển sinh, UEF) khẳng định: Marketing là ngành học “hot” hiện nay. Ngành marketing có 2 chuyên ngành là quản trị marketing và quản trị thương hiệu. Đối với chuyên ngành quản trị marketing, người học được trang bị những kiến thức chuyên sâu về quản lý, về phương thức xây dựng và quảng bá thương hiệu, tìm kiếm thị trường, phân tích, lập kế hoạch… nhằm đạt đến mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp. Trong khi đó, chuyên ngành quản trị thương hiệu lại cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về marketing, khả năng phân tích thông tin, lập kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện các chương trình xây dựng, phát triển thương hiệu trong doanh nghiệp như xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu, định vị thương hiệu… “Khi học ngành marketing tại UEF, bên cạnh kiến thức chuyên môn, sinh viên còn được tạo điều kiện rèn luyện thêm nhiều kỹ năng cần thiết cho ngành học”, ThS. Khởi nhấn mạnh.

Tin, ảnh: H Trinh


M
t hc sinh Trưng THPT Trn Hu Trang đang nh ban tư vn gii đáp thc mc

Trong khi đó, ThS. Lê Ngọc Hải lại cho rằng người học đừng bao giờ chỉ lựa chọn một nghề. Trong xã hội hiện nay có tới khoảng 3.000 nghề để chọn. Trong một sở thích có thể chọn được nhiều ngành nghề khác nhau. Ví dụ, nếu thích giao tiếp, năng động, các em có thể chọn làm hướng dẫn viên, marketing, làm phóng viên… “Trước khi quyết định chọn nghề nào, hãy đưa ra các nghề gần như phù hợp với tính cách của mình. Sau đó lựa chọn nghề phù hợp với năng lực bản thân, gia đình…”, ThS. Hải khuyên.

Thích học khối tự nhiên thì chọn ngành nghề nào?

Theo đại diện Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM, với những học sinh thích học khối khoa học tự nhiên, có thể chọn các ngành nghề thiết kế, chế tạo máy, CNTT… “Để lựa chọn được một lĩnh vực phù hợp thì người học phải căn cứ vào tố chất, sở thích của bản thân và soi chiếu với từng lĩnh vực để biết mình phù hợp với lĩnh vực nào nhất”, TS. Đỗ Thanh Vân (Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM) chia sẻ. Trong khi đó, ThS. Phạm Doãn Nguyên (Giám đốc Trung tâm Tư vấn Tuyển sinh, UEF) cho rằng yêu thích khối khoa học tự nhiên, người học vẫn có thể theo khối ngành ngôn ngữ. Theo ThS. Nguyên, khối ngành ngôn ngữ rất rộng, các trường ĐH tuyển sinh bằng nhiều tổ hợp khác nhau, khi chọn người học cần xác định tố chất phù hợp nhất với bản thân mình. “Điều quan trọng để theo học khối ngành này là người học phải có trí nhớ tốt, có tư duy hướng ngoại, thích tiếp xúc với người nước ngoài. Đặc biệt là tính kiên trì nhẫn nại”, ThS. Nguyên lưu ý.

Bài, ảnh: Đ Yến

Bình luận (0)