Hướng nghiệp - Tuyển sinhTư vấn tuyển sinh

Chọn nghề là “tự mình tìm hướng đi riêng”

Tạp Chí Giáo Dục

Theo các chuyên gia hưng nghip, mi ngưi đu có s thích, đam mê và năng lc riêng, không ai ging ai. Do vy vic chn ngành ngh đ theo đui ging như chn con đưng đi cho riêng mình, m ra tương lai tươi sáng ca chính mình.

TS. Phm Tn H đưa ra li khuyên trong vic chn ngành ngh cho các em hc sinh

Chn bc hc bám sát theo năng lc

Đó là lời khuyên của TS. Phạm Tấn Hạ (Phó Hiệu trưởng Trường ĐH KHXH&NV, ĐH Quốc gia TP.HCM) dành cho toàn thể học sinh Trường THPT Hàn Thuyên (Q.Phú Nhuận, TP.HCM) trong chương trình tư vấn hướng nghiệp “Cùng bạn chọn nghề cho tương lai” lần thứ 12 năm học 2019-2020 tổ chức mới đây. Chương trình do Báo Giáo dục TP.HCM phối hợp cùng Sở GD-ĐT TP và ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức, với sự đồng hành của Trường ĐH Công nghệ TP.HCM và Trường ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM.

Theo TS. Hạ, hiện nay nhiều học sinh dù chỉ có năng lực học tập ở mức trung bình nhưng có xu hướng vào trường ĐH. Nguyên nhân do các em chưa hiểu rõ chính mình, chưa tìm hiểu kỹ các ngành học, bậc học hoặc theo ý kiến của cha mẹ. Dù là nguyên nhân gì thì quyết định chọn bậc học vượt quá so với năng lực của bản thân vẫn là quyết định mạo hiểm, khả năng thất bại cao. “Thực tế, nhiều học sinh dù may mắn đỗ vào các trường ĐH nhưng sau 6 năm học tối đa tại trường vẫn không thể đủ điều kiện ra trường, do trong quá trình học tập, năng lực của các em không đáp ứng được chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo. Hoặc nếu có thể ra trường thì cũng không đủ đam mê để dấn thân theo nghề. Do vậy, các em không nhất thiết phải học ĐH. Tùy theo năng lực, sở thích, các em có thể chọn học ĐH, CĐ hoặc TC, điều quan trọng là chọn đúng ngành nghề mà mình yêu thích và đúng năng lực của bản thân. Việc xác định bậc học ngay từ đầu cũng giúp tiết kiệm thời gian cho các em, đồng thời tránh lãng phí công sức của gia đình và thầy cô giáo”, TS. Hạ khuyên.

Cũng theo TS. Hạ, học sinh không nên chọn ngành nghề theo lời của bạn bè, hoặc suy nghĩ rằng “bạn học ngành này tốt, mình học theo”. Bởi mỗi người luôn có sở thích riêng, đam mê riêng và năng lực không giống nhau. Chọn ngành nghề là chọn hướng đi cho riêng mình. Có những học sinh tự tin chọn những ngành nghề, bậc học mà không ai chọn nhưng sau đó lại thành công, đó chính là những nhân tố tốt. “Các em cần hiểu rằng mình có giỏi ở lĩnh vực đó hay không mới quan trọng chứ không quan trọng chọn ngành nghề nào dễ ra trường, dễ tìm việc làm. Bởi tìm việc làm còn phụ thuộc vào chính năng lực của người học. Nếu có thái độ học tập tốt, tính kỷ luật cao và kỹ năng tốt đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng thì cơ hội việc làm đến rất nhiều và ngược lại, nhiều sinh viên ra trường không tìm được việc làm vì không chủ động, không có thái độ ứng xử đúng đắn với chính mình, với việc học tập và nghề nghiệp. Do vậy, ngay sau khi xác định được ngành nghề, bậc học, các em nên có kế hoạch học tập hiệu quả, rèn luyện các kỹ năng và tính kỷ luật để xây dựng tương lai cho chính mình”, TS. Hạ nhấn mạnh.

Nếu phân vân nên tham chiếu thêm thông tin

Chia sẻ băn khoăn với các chuyên gia, em Thảo Vy (lớp 12A12) cho biết: “Em đang phân vân giữa 2 ngành kinh tế và tổ chức sự kiện. Hiện nay em cũng chưa xác định được năng lực của mình phù hợp với ngành nghề nào. Vì vậy, em rất mong được ban tư vấn cho lời khuyên để xác định rõ ngành nghề nào phù hợp với mình”. Với vấn đề này, chuyên gia tâm lý Phùng Phương Thảo cho hay, nguyên tắc của chọn ngành nghề là ban đầu phải chọn ngành nghề mình thích. Bởi khi thích và có đam mê thì người học mới có thể đủ ý chí để theo đuổi nghề đến suốt cuộc đời và đủ năng lực sáng tạo, mày mò để phát triển nghề theo khả năng tư duy của mình. Tuy nhiên, yêu thích thôi chưa đủ, các em phải cân nhắc kỹ rằng mình có đủ khả năng hay không. Khi đam mê cả 2 ngành nghề thì cần xác định lại ngành nghề nào phù hợp với đam mê và khả năng của mình. “Một lần nữa các em cần tự hỏi và tự trả lời câu hỏi: “Mình thật sự muốn làm ngành nghề gì trong tương lai?”. Không ai có thể lựa chọn thay cho các em được”, bà Thảo khẳng định.

Hc sinh Trưng THPT Hàn Thuyên đt câu hi cho ban tư vn

Bổ sung ý kiến của bà Thảo, TS. Phạm Tấn Hạ chia sẻ thêm: Đến nay chắc hẳn có nhiều học sinh quan tâm đến các ngành nghề đào tạo nhưng chưa hiểu tường tận chiều sâu của những ngành nghề đó. Đối với băn khoăn của Thảo Vy, khi nói đến nhóm ngành kinh tế có rất nhiều chuyên ngành khác nhau như quản trị kinh doanh, kinh doanh quốc tế, kế toán, tài chính ngân hàng… Đối với nhóm ngành liên quan đến hoạt động tổ chức sự kiện hiện nay, học sinh có thể lựa chọn một trong các ngành như quan hệ công chúng, marketing hoặc quản trị kinh doanh. “Các ngành nghề có những tư chất khác nhau. Vì vậy các em nên tìm hiểu sâu về yêu cầu của các công việc để có sự lựa chọn đúng đắn”, TS. Hạ lưu ý. 

Ngoài ra, theo TS. Hạ, khi học sinh phân vân về việc chọn ngành nghề phù hợp giữa các ngành nghề hoặc nhóm ngành thì nên thực hiện các phương pháp trắc nghiệm bản thân, hoặc tham chiếu chia sẻ với thầy cô giáo, chuyên gia, những người đang làm việc trong môi trường đó xem họ sẽ trả lời đâu là khoảng lặng của nghề, đâu là hào quang của nghề. Việc tìm hiểu rõ về các khoảng lặng và hào quang của nghề cũng giúp học sinh tránh được những bỡ ngỡ, khó khăn về tâm lý trong quá trình học tập, trải nghiệm thực tập thực tế cũng như chính thức gắn bó với công việc sau này.

Bài, ảnh: Hoài Thương

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)