Hướng nghiệp - Tuyển sinhTư vấn tuyển sinh

Chọn nghề sao cho phù hợp bản thân?

Tạp Chí Giáo Dục

Sáng 1-10, chương trình hưng nghip “Cùng bn chn ngh cho tương lai” ln th 11 năm hc 2018-2019 do Báo Giáo dc TP.HCM phi hp cùng S GD-ĐT TP và ĐHQG TP.HCM t chc vi s đng hành ca ĐH Công ngh TP.HCM và ĐH Kinh tế Tài chính TP.HCM đã din ra ti Trưng THPT Trn Hưng Đo (TP.HCM).

Chuyên gia tâm lý Chế D Tho chia s kinh nghim chn ngh vi các em hc sinh

Mở đầu chương trình, TS. Nguyễn Đức Nghĩa (Phó Chủ tịch Hiệp hội các trường ĐH-CĐ Việt Nam) thông tin, hàng năm có khoảng 75% học sinh vào ĐH-CĐ, còn lại 25% đi làm công nhân ở nhà máy, xí nghiệp hoặc làm kinh tế tại gia đình… TS. Nguyễn Đức Nghĩa cho biết từ tháng 7-2017, các trường TC-CĐ nghề chịu sự quản lý của Bộ LĐ-TB&XH và cách xét tuyển ĐH-CĐ cũng khác nhau. Dù xét tuyển thế nào thì tổng chỉ tiêu xét tuyển vào TC-CĐ-ĐH đủ cho học sinh có nhu cầu học tiếp sau THPT.

Đề cập đến phương thức xét tuyển, TS. Nguyễn Đức Nghĩa cho hay đến thời điểm này có 5 phương thức xét tuyển luôn rộng mở được các trường ĐH-CĐ áp dụng, gồm: Tuyển thẳng học sinh đoạt giải học sinh giỏi quốc gia, các kỳ thi khoa học kỹ thuật hoặc kỳ thi Olympic quốc tế (cả nước có khoảng 2.000 học sinh/năm); ưu tiên xét tuyển thẳng học sinh trường chuyên hoặc học sinh thuộc các trường top 100 trong kỳ thi THPT quốc gia; xét tuyển bằng điểm thi THPT quốc gia; xét tuyển theo điểm học bạ THPT (điểm trung bình năm lớp 12; điểm trung bình năm lớp 10, lớp 11 và lớp 12 hoặc một số môn…); một số trường tự tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực (hầu hết các trường thuộc ĐHQG TP.HCM). Đặc biệt, TS. Nguyễn Đức Nghĩa thông tin, Trường THPT Trần Hưng Đạo (TP.HCM) nằm trong top 200  trường THPT có tỷ lệ đậu kỳ thi THPT quốc gia cao nhất nước và cũng là trường có 100% học sinh đăng ký xét tuyển ĐH-CĐ.

Hc sinh Trưng THPT Trn Hưng Đo đt câu hi ti chương trình

Tại buổi tư vấn, nhiều học sinh bày tỏ băn khoăn về việc chọn nghề sao cho phù hợp với bản thân? Giải đáp thắc mắc của các em, chuyên gia tâm lý Chế Dạ Thảo (giảng viên Trường ĐH Công nghệ TP.HCM) gợi ý: Nếu các em chọn nghề có thu nhập cao, nghề được nhiều người quan tâm nhưng bản thân mình không thích thì khó thành công. Điều này có thể khiến các em phải bỏ học giữa chừng vì chán nản, không theo kịp chương trình học. Nếu các em may mắn hoàn thành chương trình học, cầm tấm bằng trong tay thì cũng không thể trụ lâu dài với công việc. “Chọn nghề theo nhu cầu xã hội, sở thích, đam mê thôi chưa đủ mà còn xem xét ở khả năng tài chính của gia đình”, chuyên gia tâm lý Chế Dạ Thảo khuyên.

Một học sinh đặt câu hỏi: “Khả năng tiếng Anh chưa tốt có thể đi du học được không?”. Đại diện Phân hiệu Broward College Hoa Kỳ tại Việt Nam khẳng định: “Tiếng Anh chưa tốt thì không thể đi du học được. Tuy nhiên, nếu xác định đi du học, các em có thể xây dựng kế hoạch học tập cho riêng mình và tham gia chương trình 2+2. Theo đó, 2 năm học tại Việt Nam để trau dồi ngoại ngữ, gia đình chuẩn bị tài chính và bản thân trang bị kỹ năng… để tiếp tục học 2 năm tại nước muốn đến học”.

Hơn 6.000 hc sinh Đk Nông đưc hưng nghip

Trong hai ngày 1 và 2-10, chương trình hướng nghiệp “Cùng bạn chọn nghề cho tương lai” lần thứ 11 năm học 2018-2019 do Báo Giáo dục TP.HCM phối hợp với ĐHQG TP.HCM, Trường ĐH Kinh tế Tài chính TP.HCM và Trường ĐH Công nghệ TP.HCM tổ chức đã diễn ra ở 6 trường THPT tại tỉnh Đắk Nông. Tại đây, chương trình đã tư vấn cho hơn 6.000 học sinh, trong đó có gần 2.000 học sinh khối 12 những kiến thức hữu ích về cách lựa chọn ngành nghề; đồng thời giải đáp những thắc mắc của các em trong việc tìm kiếm ngành nghề phù hợp với bản thân.

Ban tư vn chương trình gii đáp nhng thc mc ca các em hc sinh tnh Đk Nông. Ảnh: Lệ Phụng

Theo ThS. Phùng Quán (Trưởng phòng Truyền thông Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQG TP.HCM), trước những băn khoăn của học sinh như “thích nghệ thuật, có năng khiếu nhưng ba mẹ không cho học thì phải làm sao?”, “học xong ĐH cũng thất nghiệp vậy nên học nghề, CĐ hay ĐH?”… đã thể hiện cách các em đang quan tâm đến tương lai của mình. Chương trình không chỉ hóa giải những thắc mắc đó cho học sinh mà từ những chia sẻ của các chuyên gia trong ngành sẽ giúp các em tìm ra năng lực thật sự của bản thân để có những lựa chọn đúng đắn, vẹn cả đôi đường.

Yến Hoa

Trong chương trình, ThS. Trần Hải Nam (đại diện Trường ĐH Công nghệ TP.HCM) đã cung cấp cho học sinh nhiều thông tin về vai trò của ngành công nghệ thông tin trong thời đại số. Nếu thật sự có đam mê thông tin, các em có thể chọn các chuyên ngành như lập trình, an toàn mạng, hệ thống thông tin quản lý, phần cứng… Về cơ hội nghề nghiệp của ngành công nghệ thông tin, ThS. Trần Hải Nam chia sẻ: “Sinh viên ra trường có thể trở thành chuyên gia quản lý, điều phối các dự án công nghệ thông tin tại các tập đoàn, doanh nghiệp, tổ chức thương mại điện tử trong và ngoài nước…”.

T.Tri

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)