Hướng nghiệp - Tuyển sinhTư vấn tuyển sinh

Chọn nghề theo đam mê, nuôi nghề bằng năng lực

Tạp Chí Giáo Dục

Đây là khng đnh ca các chuyên gia trong chương trình hưng nghip “Cùng bn chn ngh cho tương lai” ln th 12 năm hc 2019-2020 va din ra ti Trưng THPT Trn Phú (Q.Tân Phú). Chương trình do Báo Giáo dc TP.HCM phi hp cùng S GD-ĐT TP và ĐHQG TP.HCM t chc, vi s đng hành ca Trưng ĐH Công ngh TP.HCM và Trưng ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM.

ThS. Vũ Quang Huy (Giám đc Tuyn sinh khu vc, Trưng ĐH Công ngh TP.HCM) đang tư vn cho hc sinh Trưng THPT Trn Phú

Đi làm nhn lương theo năng lc

Theo chuyên gia tâm lý Tô Nhi A, chọn ngành nghề là chuyện vô cùng quan trọng. Khi chọn công việc phù hợp với năng lực, đam mê, sở thích… thì bản thân sẽ cảm thấy rất hạnh phúc và gắn bó được lâu dài; ngược lại, nếu chọn sai dễ bị áp lực, chán nản và không có niềm vui. “Có nhiều học sinh chọn ngành nghề theo người quen, tức thấy những người này đang có công việc ổn định, thoải mái lại lương cao và nghe họ hứa sẽ giúp đỡ, tìm cho mình một vị trí ngon lành sau khi tốt nghiệp nên tin tưởng và chọn theo. Tuy nhiên, đây là cách lựa chọn nguy hiểm vì công việc ấy phù hợp với người quen nhưng chưa hẳn phù hợp với mình, có được “chỗ ngồi” tốt chưa chắc ngồi được lâu dài nếu không có năng lực. Chính vì vậy, các em nên cân nhắc để có được công việc như ý”, bà Nhi A khuyên.

Trước thông tin này, em Bảo Châu (lớp 12A7) lo lắng hỏi: “Em đam mê CNTT nhưng kiến thức ở lĩnh vực này chỉ ở mức độ trung bình, vậy em có nên chọn không hay chuyển sang học ngành mình có năng lực?”. Bà Nhi A khẳng định: “Chọn ngành nghề theo đam mê nhưng phải nuôi nghề bằng năng lực, vì khi đi làm, doanh nghiệp chỉ trả lương theo năng lực. Và cũng chính năng lực là yếu tố giúp chúng ta chống chọi với thách thức, khó khăn. Do đó, có đam mê thôi chưa đủ mà phải kết hợp cả hai yếu tố; nếu phải lựa chọn một trong hai thì nên chọn ngành mình có năng lực mới có thể thành công”.

Để giúp học sinh có được hướng đi đúng đắn, ThS. Vũ Quang Huy (Giám đốc Tuyển sinh khu vực, Trường ĐH Công nghệ TP.HCM) cho rằng những em có đam mê nhưng không có năng lực với một ngành nghề nào đó thì nên chọn ngành nghề khác để bản thân có thể hoàn thành tốt công việc. Nếu đam mê CNTT mà không giỏi về lĩnh vực này thì các em vẫn có thể học những ngành nghề liên quan như thiết kế đồ họa, kiến trúc, thiết kế thời trang… Những công việc này đều có liên quan đến công nghệ và làm việc trên máy tính”, ông Huy khẳng định.

Có nhng công vic robot không th thay thế con ngưi

Đó là khẳng định của ThS. Vương Văn Khởi (Phó ban Tuyển sinh, Trường ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM) khi trả lời câu hỏi của em Trần Thu Trang (lớp 12A5) về việc ngành tài chính ngân hàng có bị robot thay thế trong tương lai? Theo ông Khởi, trong thời đại cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, robot sẽ thay thế con người làm những công việc nặng nhọc, lặp đi lặp lại…, điều đó cũng đồng nghĩa với việc nguồn lao động cũng sẽ giảm đi. Tuy nhiên, không phải ngành nghề nào robot cũng có thể làm được, trong lĩnh vực tài chính ngân hàng cũng vậy. “Muốn có vị trí việc làm tốt, các em phải chọn đúng ngành nghề, tự trang bị kỹ năng, kiến thức trong những năm học ĐH để ra trường có thể phát huy hết năng lực của bản thân và mang lại giá trị cho xã hội”, ông Khởi nhấn mạnh.

ng nghip cho hc sinh An Giang và Long An

Từ ngày 26-11 đến 1-12, chương trình hướng nghiệp “Cùng bạn chọn nghề cho tương lai” lần thứ 12 năm học 2019-2020 do Báo Giáo dục TP.HCM và ĐHQG TP.HCM tổ chức diễn ra tại An Giang (có sự phối hợp với Sở GD-ĐT tỉnh này). Cụ thể, chương trình sẽ tư vấn hướng nghiệp cho hàng ngàn học sinh thuộc 18 trường THPT trên địa bàn tỉnh. Trước đó, Báo Giáo dục TP.HCM đã phối hợp với Sở GD-ĐT An Giang tổ chức chương trình tập huấn giáo dục hướng nghiệp cho cán bộ quản lý, chuyên viên phòng GD-ĐT và giáo viên các trường THCS, THPT trên địa bàn tỉnh. Tham gia chương trình có gần 600 học viên.

Tương tự, tại Long An, trong hai ngày 26 và 27-11, chương trình hướng nghiệp “Cùng bạn chọn nghề cho tương lai” lần thứ 12 (có sự phối hợp với Sở GD-ĐT tỉnh) tư vấn cho học sinh 6 trường THPT trên địa bàn. Ở tỉnh này, chương trình còn tiếp tục tư vấn đợt 2, diễn ra từ ngày 5 đến 17-12.

Hoàng Anh

Hc sinh Trưng THPT Võ Th Sáu (Châu Đc, An Giang) đt câu hi vi ban tư vn

Thông tin thêm, ông Trang Thành Phước (đại diện Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM) cho biết ngành tài chính ngân hàng là một trong những ngành có nhu cầu cao (chiếm 35%) trong số các ngành nghề. “Thời đại công nghiệp 4.0, robot có thể thay thế con người làm việc nhưng nó không thể chạy được chỉ tiêu, đảm bảo rủi ro tài chính… Với lại robot cũng do con người tạo ra, vì vậy chúng ta không cần phải hoang mang, sợ thua robot”, ông Phước nhận định.

Trước nhiều thông tin bổ ích về việc chọn ngành nghề, một học sinh nam bày tỏ lo ngại: “Hiện nay có nhiều phương thức tuyển sinh, trong quá trình học tập, sinh viên có bị phân biệt giữa phương thức này với phương thức kia không?”. Để học sinh an tâm, ThS. Lê Thị Thu Hà (Ban Công tác sinh viên, ĐHQG TP.HCM) cam đoan không có sự việc này. “Nhà trường đưa ra nhiều phương thức tuyển sinh khác nhau nhằm tạo cơ hội cho người học trúng tuyển cao; dù trúng tuyển ở phương thức nào thì sinh viên cũng học kiến thức và chương trình đào tạo như nhau (nếu cùng ngành), nhận bằng cấp như nhau sau khi ra trường chứ không có sự phân biệt”, bà Hà cho biết.

Bài, ảnh: H Trinh

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)