Hướng nghiệp - Tuyển sinhTư vấn tuyển sinh

Chọn “nguyện vọng thông minh” với Tạp chí Giáo dục TP.HCM: Hãy biến áp lực thành động lực

Tạp Chí Giáo Dục

Trưc các k thi quan trng, hu hết hc sinh đu tri qua tâm trng lo âu, căng thng, cm thy áp lc v kết qu cn đt đưc. Áp lc va đ s tr thành đng lc, nhưng nếu áp lc quá ln mà không đưc gii ta s nh hưng trc tiếp đến sc khe tinh thn và th cht ca hc sinh.


ThS. Tiêu Minh Sơn (chuyên gia tâm lý, kỹ năng) tư vấn cho học sinh Trường THPT Đa Phước

Đó là lưu ý của các chuyên gia trong chương trình tư vấn “Tâm lý, sức khỏe mùa thi và chọn nguyện vọng thông minh” năm 2023 diễn ra mới đây tại Trường THPT Đa Phước (huyện Bình Chánh). Chương trình do Tạp chí Giáo dục TP.HCM tổ chức, với sự đồng hành của Trường ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM và Trường ĐH Công nghệ TP.HCM.

Rèn năng lc và k năng làm bài

Đối với học sinh lớp 12, kỳ thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển vào ĐH, CĐ là bước ngoặt quan trọng của cuộc đời. Vượt qua được bước ngoặt này, nghĩa là các em đã bước vào cánh cửa tương lai tươi sáng, chỉ cần cố gắng thêm một thời gian nữa là các em sẽ hoàn thành chặng đường ĐH, CĐ, bước vào thị trường lao động với nghề nghiệp mà mình đã lựa chọn. Biết là thế nhưng tâm lý lo âu, căng thẳng trước kỳ thi vẫn xuất hiện ở mỗi học sinh dù các em đã có sự chuẩn bị kỹ cho kỳ thi quan trọng. Một nữ sinh bày tỏ: “Em đã sẵn sàng cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 nhưng vẫn rất sợ vào phòng thi sẽ quên kiến thức, làm bài không được?”. ThS. Tiêu Minh Sơn (chuyên gia tâm lý, kỹ năng) cho rằng, học sinh có sự chuẩn bị cho kỳ thi tức là các em bước vào “cuộc chiến” ít bị rủi ro hơn những em không có sự chuẩn bị. Tuy nhiên, các em vẫn phải rèn luyện cho bản thân năng lực và kỹ năng làm bài. Thông thường, đề thi tốt nghiệp THPT sẽ có 2 dạng: Trắc nghiệm và tự luận. Dạng trắc nghiệm, học sinh phải chọn đáp án, sau đó đánh dấu đáp án mà mình lựa chọn vào bài thi. Dạng trắc nghiệm này tưởng chừng đơn giản nhưng không hề đơn giản, nếu không biết cách làm sẽ khiến học sinh mất nhiều thời gian cho việc chọn đáp án đúng. Để không mất nhiều thời gian, học sinh phải kiên định với lựa chọn của mình, không nên chọn đi, chọn lại nhiều lần. Có nhiều học sinh đã chọn đáp án A nhưng sau một lúc suy đi, nghĩ lại thấy đáp án B đúng, thế là bỏ đáp án A, chọn lại B. Một lúc sau thấy đáp án C đúng thế lại chọn lại… Việc này vừa khiến bài thi không được sạch đẹp vừa tốn thời gian cho những câu khác. Trong khi đó, dạng tự luận bắt buộc học sinh phải thuộc bài mới làm bài được. Tuy nhiên, khi vào phòng thi, nhiều em lại căng thẳng dẫn đến quên kiến thức dù trước đó học rất kỹ. “Dạng này các em nên học bài kiểu vẽ sơ đồ tư duy, nắm ý chính, sau đó diễn đạt ra. Với cách học này, khi vào phòng thi không may bị quên thì các em vẫn còn nhớ được ý chính, từ đó giúp mình gợi nhớ ra ý phụ để diễn đạt cho bài làm. Các em không nên học luôn tuồng, học dồn ép, vì như vậy sẽ dễ bị quên”, ThS. Sơn chia sẻ.


Hc sinh Trưng THPT Đa Phưc chia s nhng áp lc gp phi trưc k thi tt nghip THPT

Bên cạnh cách làm bài, ThS. Sơn cũng hướng dẫn học sinh cách ăn uống, ngủ nghỉ để có sức khỏe tốt trong mùa thi. “Thi cử là những ẩn số, không ai có thể biết trước được kết quả. Dù thế nào thì các em cũng cố gắng vượt qua, không nên bỏ phí công sức 12 năm đèn sách. Các em nên nhớ, trong bất kỳ trường hợp nào cũng có áp lực, người biết biến áp lực thành động lực sẽ là người thành công”, ThS. Sơn gửi gắm.

Nên chn ngành tim năng

Trong chương trình, em Quốc Nhân (học lớp 12X2) chia sẻ: “Em đã chọn được ngành kỹ thuật xây dựng để xét tuyển vào ĐH, nhưng qua tìm hiểu thì em thấy ngành công nghệ thông tin tiềm năng hơn nên muốn đổi ngành. Vậy em có nên thay đổi theo ý của mình không?”. ThS. Nguyễn Tuệ Đăng (Phó ban Tuyển sinh, Trường ĐH Công nghệ TP.HCM) cho biết, đây là trường hợp mà nhiều học sinh gặp phải và có hai cách giúp học sinh giải quyết tình trạng này. Thứ nhất, các em có thể làm bộ hồ sơ mới xét tuyển ngành công nghệ thông tin. Hiện Trường ĐH Công nghệ TP.HCM có ngành công nghệ thông tin và nhận hồ sơ đến ngày 30-6. Thứ hai, các em đợi khi có kết quả trúng tuyển ngành kỹ thuật xây dựng, sau đó đổi ngành theo thời gian quy định cho học sinh đổi nguyện vọng từ ngày 10 đến ngày 30-7. ThS. Đăng cho biết thêm, kỹ thuật xây dựng là ngành chuyên về lĩnh vực tư vấn, thiết kế, tổ chức thi công, quản lý giám sát và nghiệm thu các công trình xây dựng dân dụng, công trình xây dựng công nghiệp phục vụ đời sống con người như nhà cao tầng, bệnh viện, trường học, nhà xưởng… Sinh viên học ngành kỹ thuật xây dựng ra trường có thể làm việc ở các công trình, văn phòng; làm ở các sở, ban, ngành… Trong khi đó, ngành công nghệ thông tin là ngành học có cơ hội việc làm rộng mở và mức thu nhập cao. “Sự bùng nổ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 khiến ngành công nghệ thông tin càng thêm “hot”. Số lượng nguồn nhân lực IT đáp ứng nhu cầu ngành này còn thấp và đang trong tình trạng thiếu hụt trầm trọng. Vì thế, công nghệ thông tin là ngành học không lo thất nghiệp trong tương lai”, ThS. Đăng thông tin.


ThS. Nguyn Tu Đăng (Phó ban Tuyn sinh, Trưng ĐH Công ngh TP.HCM) trao đi thêm vi hc sinh sau chương trình

ThS. Nguyễn Ngọc Thạch (Phó Giám đốc Trung tâm Hướng nghiệp – tuyển sinh, Trường ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM) lưu ý, học sinh khi đăng ký xét tuyển ĐH, CĐ nên chú ý ghi đúng thông tin cá nhân để dễ cập nhật thông tin khi nhà trường thông báo. Cụ thể, học sinh nên lưu ý số điện thoại cá nhân, địa chỉ email… Trong hồ sơ đăng ký cần ghi đúng tên trường, mã ngành, tổ hợp môn xét tuyển. “Một ngành có nhiều trường đào tạo, vì vậy các em nên tìm hiểu ngôi trường mà mình muốn học để tránh trường hợp đăng ký nhầm trường”, ThS. Thạch nhắc nhở.

Về vấn đề lựa chọn nguyện vọng, ThS. Thạch cho rằng học sinh nên chọn tối đa 3-4 nguyện vọng, không nên chọn quá nhiều. “Hàng năm, có em chọn mấy chục nguyện vọng. Từ năm 2022, Bộ GD-ĐT quy định, dù chọn bao nhiêu nguyện vọng đi nữa thì mỗi học sinh chỉ trúng tuyển duy nhất một nguyện vọng ở một trường. Do đó, các em nên có sự lựa chọn thông minh tiết kiệm chi phí, công sức mà vẫn trúng tuyển”, ThS. Thạch khuyên.

Bài, ảnh: H Trinh

 

 

Bình luận (0)