Khi tìm trường cho con, có nhiều yếu tố khiến phụ huynh phải cân nhắc: kinh tế của gia đình, an toàn, chất lượng giáo dục, uy tín của trường, cơ hội tương lai và khoảng cách địa lý.
Câu chuyện chọn trường cho con dường như không phải là một bài toán đi tìm lời giải mà là hành trình tìm kiếm sự hài hòa giữa mong đợi của bố mẹ và năng lực, hoài bão của con trẻ. Vì lẽ đó, môi trường giáo dục thực sự lấy trẻ làm trung tâm đang dần trở thành một lựa chọn lý tưởng để cả con và cha mẹ có được tiếng nói chung, thụ hưởng nhiều lợi ích về lâu dài.
Khi trường học tập trung vào việc nuôi dưỡng và phát triển của cá nhân mỗi trẻ, các con sẽ có cơ hội tự do khám phá khả năng, phát triển một cách toàn diện và tự tin. Đồng thời, phụ huynh cũng có thể an tâm khi biết rằng con không chỉ học hỏi kiến thức mà còn được nuôi dưỡng dựa trên những giá trị bền vững về phẩm chất, kỹ năng, thể chất và tinh thần để có được năng lực tự chủ và trở thành những cá nhân thành công.
Thấu hiểu những băn khoăn của nhiều gia đình, các trường học hiện đại đang theo đuổi triết lý giáo dục đặt học sinh làm trung tâm và tập trung vào sự phát triển toàn diện của trẻ, giúp tạo ra môi trường học tập kết nối kỳ vọng của bố mẹ với nhu cầu và tiềm năng của con.
Một môi trường thật sự hướng đến học sinh sẽ ưu tiên nuôi dưỡng trong con sự tự tin để đứng vững và tỏa sáng theo cách riêng của mình. Điển hình như Trường song ngữ quốc tế EMASI (từ mẫu giáo đến THPT, giảng dạy tích hợp chương trình Bộ GD-ĐT cùng phổ thông Cambridge. Học sinh tốt nghiệp có cơ hội nhận bằng Trung học Quốc tế IGCSE, Tú tài Anh A-Level hay chứng chỉ Advanced Placement – Mỹ) quan niệm, năng lực tự chủ và khả năng đón nhận năng khiếu của bản thân với một tâm thế tích cực là bước đầu tiên để con có niềm tin vào chính mình.
Theo đó, nhà trường không áp đặt những tiêu chuẩn cao cấp hay kỳ vọng không thực tế lên mỗi học sinh mà tập trung tạo dựng một không gian an toàn và cởi mở. Đặc biệt, phương pháp giảng dạy học tập thông qua tìm hiểu và đặt câu hỏi (inquiry-based learning) được vận dụng nhuần nhuyễn để học sinh làm quen với quyền được “yêu cầu thông tin”. Sự chủ động này thúc đẩy niềm đam mê tìm tòi và phát triển tư duy phản biện của học sinh…
Hòa Triều
Bình luận (0)