Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Chống bạo hành học đường cần phối hợp nhiều lực lượng

Tạp Chí Giáo Dục

Đã có nhiu din đàn, ý kiến phân tích nguyên nhân dn đến tình trng bo lc ca hc sinh hin nay và ri, đâu cũng vào đy, có khi tình hình càng ngày càng trm trng hơn. Nguyên nhân ct lõi là do s phi hp thiếu đng b t các cơ quan, ban ngành…


Nhà trưng cn tăng cưng giáo dc k năng sng cho hc sinh nhm giáo dc các em s khoan dung, đ lưng, biết nhưng nhn ngưi khác (nh minh ha). Ảnh: Y.Hoa

Giáo dc ca nhà trưng thì chưa đ

Nếu đổ lỗi cho nhà trường là “cái nôi” để các cậu ấm, cô chiêu có cơ hội “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay” ngay trong lớp, trong trường thì điều đó hoàn toàn phiến diện, một chiều vì đâu phải nhà trường dạy các em điều đó. Bởi đâu phải đến trường học sinh mới bộc lộ bản chất “anh chị” để giải quyết mâu thuẫn và càng không phải hơn, vì nhà trường là nơi giáo dục đạo đức và hình thành nhân cách, giúp các em phát triển thành con người mới, con người phát triển toàn diện. Như vậy, việc giáo dục của nhà trường là cơ hội để học sinh phát triển tốt, nhưng nếu chỉ áp cho nhà trường thực hiện việc giáo dục các em thì tôi cho rằng, điều này chưa đủ để giúp các em vững vàng và trở thành con người hữu ích.

Giáo dc ca gia đình cũng quan trng

Theo cách phân tích ở trên, không chỉ có nhà trường mới thực hiện nhiệm vụ này mà việc giáo dục thường xuyên của gia đình cũng quan trọng không kém. Vì trước khi học sinh đi học, các em được giáo dục tại nhà do ông bà, cha mẹ hay những người thân hướng dẫn, chỉ bảo. Ngày nay, có không ít gia đình xem thường hay bỏ qua việc này mà lại giao khoán cho người giúp việc chỉ vì cha mẹ lo kiếm tiền, thậm chí cả ngày con cũng không thấy mặt cha mẹ đâu. Chính điều này dẫn đến việc một số học sinh sống buông thả, tự do, không có chút kỹ năng sống ngay chính tại mái ấm gia đình và rồi từ đó, khi bước vào môi trường tập thể, các em lại bộc phát những lối sống ấy và hành xử với bạn theo kiểu phim ảnh của xã hội đen.

Xã hi có phn trách nhim

Ở trên, chúng tôi đề cập đến hai môi trường giáo dục khá quan trọng để hình thành và phát triển nhân cách tốt cho một học sinh. Nhưng, như vậy là chưa đủ để kéo giảm và ngăn chặn bạo lực học đường mà còn phải kể đến một lực lượng khác tạo thành mắt xích tam giác. Đó chính là môi trường xã hội. Cụ thể là các cơ quan, ban ngành như hội đoàn, công an… phải phối kết hợp với gia đình, nhà trường trong việc giáo dục học sinh. Từ khi các em học tiểu học, các hội đoàn của phường có nhiệm vụ tổ chức những buổi sinh hoạt ngoại khóa tại địa phương để các em hình thành bước đầu ý thức cùng hợp tác trong tập thể, ý thức về trách nhiệm và bổn phận của mỗi thành viên. Và rồi, khi lên tới THCS, THPT, các em lại tiếp tục được hình thành và phát triển nhân cách thông qua những chương trình hành động cụ thể để bản thân hiểu và thực hành đúng, tránh nhiều sai lầm, tránh những kiểu hành xử thô bạo với nhau; vì các em đã được trang bị đầy đủ kiến thức từ gia đình, nhà trường và xã hội để giúp bản thân phân biệt đâu là điều nên làm, đâu là điều cần tránh!

Ba gii pháp ngăn nga thói hung hăng 

Không phải ai sinh ra cũng hung hăng mà thực tế thói hung hăng ở đa số người trẻ là do ảnh hưởng từ môi trường xung quanh. Dù tính khí (khí chất) phần nào do di truyền quy định, nên trong xã hội mới có người nóng nảy, người bình thản, người linh hoạt, người ưu tư, nhưng điều đó sẽ không thể quyết định tính hung hăng của con người. Hung hăng không phải là bản tính bẩm sinh mà hoàn toàn có thể thay đổi nếu như được quan tâm giáo dục một cách bài bản. Theo tôi, cần chú ý mấy vấn đề sau đây: Thứ nhất, ở gia đình tránh xung đột. Cha mẹ chính là người hiểu con cái nhất, muốn con sống rộng lượng, giàu lòng vị tha, nhân từ và ứng xử tử tế thì cha mẹ phải thực sự là tấm gương cho con học tập. Tất cả lời nói và hành động của cha mẹ đều ảnh hưởng trực tiếp đến con cái. Nếu cha mẹ sống tình nghĩa, yêu thương con cái và cả những người xung quanh thì trẻ cũng từ đó mà thẩm thấu vào trong suy nghĩ và hành động. Ngược lại, nếu như cha mẹ thường xuyên xung đột thì con cái sau này lớn lên cũng bộc lộ khuynh hướng xung đột. Theo các nhà giáo dục, hình ảnh xung đột giữa cha và mẹ bao giờ cũng để lại vết hằn trong tâm trí trẻ, đó còn gọi là sự liên hệ thần kinh tạm thời được lưu giữ vào não, khi có điều kiện thì mầm mống đó sẽ có cơ hội bộc phát. Vì thế, cha mẹ cố gắng kiềm chế, không bao giờ được xung đột trước mặt con cái vì đó là nguyên nhân dẫn đến thói hung hăng của con người. Thứ hai, nhà trường tăng cường giáo dục kỹ năng sống. Đây cũng là biện pháp quan trọng để giáo dục học sinh sự khoan dung, độ lượng, biết nhường nhịn người khác. Tuy nhiên, không phải chỉ giáo dục những bài học lý thuyết khô khan mà phải tạo điều kiện để học sinh có nhiều cơ hội được trải nghiệm. Theo tôi, cần cho học sinh tham gia các hoạt động tình nguyện như chăm sóc người có hoàn cảnh khó khăn, người khuyết tật, tặng quà cho bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo…, từ sự trải nghiệm đó sẽ giúp cho các em không chỉ nâng cao hiểu biết mà còn thể hiện được lòng nhân từ, khoan dung, chia sẻ với người khác. Bên cạnh đó, cần phải lên án và xử lý thói hung hăng ngay chính các học sinh trong trường, điều đó vừa là bài học cho tập thể, vừa sửa chữa, uốn nắn hành vi xấu của mỗi cá nhân. Thứ ba, phương tiện truyền hình cần dành thời gian nhiều hơn trong việc phát sóng các bộ phim ngắn, phim tư liệu, mô tả hình ảnh có tác dụng giáo dục lòng nhân ái của con người. Đồng thời phê phán, đấu tranh với các nhân vật có biểu hiện hung hăng, bạo lực, từ đó sẽ giúp cho trẻ cũng như cha mẹ biết cách xử lý các tình huống xảy ra trong cuộc sống.

Lê Phm

Như vậy, để tránh những kiểu hành xử bạo lực như các trường hợp đã xảy ra, theo tôi, cần có sự phối kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội để giúp học sinh hình thành và phát triển nhân cách một cách đúng nghĩa. Có như vậy, những câu chuyện đau lòng xảy ra ngay trong trường học sẽ không còn nữa và như vậy, chúng ta đã tạo ra một thế hệ vừa hồng, vừa chuyên, đáp ứng tốt về kiến thức và kỹ năng sống, giúp học sinh sống, học tập và tiếp nhận một nền giáo dục “chân, thiện, mỹ” đúng nghĩa nhất.

Trn Minh Duy

 

 

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)