Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Chống đuối nước trẻ em phổ biến đến từng trường, học sinh

Tạp Chí Giáo Dục

Các v đui nưc gây t vong cho nhiu tr em gn đây vn còn thưng xuyên xy ra và mc cao mt s đa phương. Thng Chính ph Phm Minh Chính va ký công đin yêu cu các B ngành, đa phương tăng cưng phòng chng đui nưc tr em; nht là trong mùa hè, mùa mưa bão sp ti.


Hc sinh Trưng Mm non Hng Hà (TP. Th Đc) trong mt hot đng đ tìm hiu v bơi, làm quen vi nưc

Công điện nêu, thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban Quốc gia về trẻ em đã có nhiều văn bản chỉ đạo về phòng chống đuối nước trẻ em; với sự vào cuộc tích cực của các Bộ, ngành, địa phương, gia đình và cộng đồng, số trẻ em bị tử vong do đuối nước đã giảm qua từng năm.

Ph biến đến tng trưng, hc sinh

Mặc dù số trẻ em bị tử vong do đuối nước đã giảm qua từng năm, tuy nhiên, thời gian gần đây các vụ đuối nước gây tử vong cho nhiều trẻ em vẫn còn thường xuyên xảy ra và ở mức cao ở một số địa phương. Để tiếp tục thực hiện hiệu quả công tác phòng chống đuối nước và bảo đảm an toàn cho trẻ, nhất là trong mùa hè, mùa mưa bão sắp đến, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả nhiều nhiệm vụ, giải pháp.

Trong đó, Bộ GD-ĐT có trách nhiệm triển khai, hướng dẫn việc phổ biến kiến thức, kỹ năng phòng chống đuối nước đến từng trường lớp, từng học sinh, đặc biệt trước mỗi kỳ nghỉ hè. Đẩy mạnh phong trào dạy bơi an toàn cho học sinh trong trường học; tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức để các em biết và tuân thủ các quy định về phòng chống đuối nước, nhất là tại các địa điểm tiềm ẩn nguy cơ đuối nước; đẩy mạnh phối hợp giữa nhà trường với gia đình để quản lý, giám sát học sinh trong thời gian nghỉ hè. Hướng dẫn các địa phương việc tổ chức học bơi, rèn luyện kỹ năng bơi và việc hỗ trợ, giảm giá vé, chi phí học bơi…

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm đôn đốc, hướng dẫn các bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện nghiêm các chỉ đạo về phòng chống đuối nước cho trẻ em của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về trẻ em. Tăng cường thanh – kiểm tra việc thực hiện phòng chống đuối nước trẻ em tại các địa phương; thường xuyên rà soát, đề xuất kịp thời các cơ chế, chính sách, biện pháp phòng chống đuối nước trẻ em hiệu quả.

Bộ Y tế có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở khám chữa bệnh trong việc thực hiện sơ – cấp cứu, điều trị, vận chuyển cấp cứu cho trẻ em bị đuối nước.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm vận động, nâng cao trách nhiệm của gia đình trong việc giám sát trẻ em về nguy cơ và kỹ năng phòng chống đuối nước. Triển khai, hướng dẫn việc xây dựng, bảo dưỡng hệ thống bể bơi tại các thiết chế thể dục, thể thao và khuyến khích những cơ sở dịch vụ thể thao, du lịch có bể bơi hỗ trợ các lớp dạy bơi an toàn cho trẻ em.

Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức Đoàn các cấp thực hiện phối hợp với cơ sở giáo dục và chính quyền địa phương tiếp nhận, quản lý, tổ chức hoạt động hè tại địa bàn dân cư trong đó chú trọng các hoạt động rèn luyện kiến thức, kỹ năng phòng chống đuối nước cho thiếu niên, nhi đồng.

Còn chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo UBND các cấp tổ chức phối hợp các ngành quản lý chặt chẽ trẻ em trong thời gian không đến trường, đặc biệt là dịp nghỉ hè, các thời điểm thiên tai bão lũ. Rà soát, lập bản đồ cảnh báo kịp thời các địa điểm (hố nước, hồ ao, sông ngòi, các khu vực nước sâu, nguy hiểm, công trình chứa nước…) có nguy cơ gây tai nạn đuối nước; triển khai các biện pháp phòng ngừa, khắc phục như làm rào chắn, biển cảnh báo; cảnh giới, nhắc nhở… Chủ động bố trí ngân sách hàng năm của địa phương theo phân cấp ngân sách hiện hành để thực hiện công tác phòng chống đuối nước trẻ em…

Tr t vong do đui nưc gim nhưng vn còn cao

Ngày 4-5, Bộ GD-ĐT cũng gửi công điện trong đó, đề nghị giám đốc các sở GD-ĐT tiếp tục chỉ đạo tăng cường quán triệt, triển khai có hiệu quả các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT về phòng, chống tai nạn thương tích, đuối nước đối với trẻ em, học sinh. Mở đợt cao điểm tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức để học sinh biết và tuân thủ các quy định về phòng, chống đuối nước; triển khai, hướng dẫn việc phổ biến kiến thức, kỹ năng phòng chống đuối nước đến từng trường lớp trước khi học sinh nghỉ hè…

Chỉ đạo tăng cường hơn nữa sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình, đoàn thể và chính quyền địa phương để quản lý, giám sát học sinh trong thời gian nghỉ hè. Tham mưu UBND tỉnh/thành phố ban hành chương trình, kế hoạch, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất đảm đảm bảo các điều kiện dạy, học bơi trong các cơ sở giáo dục; có chính sách hỗ trợ, giảm giá vé, chi phí học bơi, rèn luyện kỹ năng bơi an toàn, các dịch vụ liên quan cho học sinh.

Theo báo cáo của Bộ GD- ĐT tại hội thảo “Thực trạng, giải pháp phòng chống đuối nước với trẻ em, học sinh” do Bộ GD-ĐT phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tổ chức vào cuối tháng 9 năm trước thì tính từ tháng 5 đến tháng 9-2021 cả nước xảy ra 54 vụ đuối nước làm 89 trẻ tử vong. Số liệu thống kê cũng cho thấy, tỷ lệ tử vong do đuối nước ở trẻ em xảy ra chủ yếu tại cộng đồng với 76,6%, tại gia đình là 22,4% và 1% số vụ xảy ra tại các trường học.

Mặc dù số trẻ em tử vong do đuối nước liên tục giảm qua các năm, nhưng tỷ lệ này vẫn còn cao. Trong thời gian 10 năm, từ năm 2010 tỷ suất trẻ tử vong do đuối nước là 12,7/100.000 trẻ, đến năm 2019, tỷ suất này còn 6,8/100.000 trẻ. Tỷ suất này cao hơn các nước trong khu vực Đông Nam Á. Đuối nước vẫn là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong đối với trẻ em ở Việt Nam trong độ tuổi từ 2-15.

Nguyên nhân dẫn đến các vụ đuối nước xuất phát từ sự quản lý lỏng lẻo của các gia đình; sự thiếu nhận biết, kỹ năng của chính bản thân học sinh. Một nguyên nhân nữa là do nguồn lực thực hiện công tác phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em còn thiếu, nhiều địa phương hoạt động này được thực hiện chủ yếu lồng ghép trong các chương trình khác nhau.

Từ năm 2016 đến nay, Bộ GD-ĐT đã ban hành nhiều văn bản để tăng cường các giải pháp phòng chống tai nạn thương tích, đuối nước cho học sinh, sinh viên. Ngoài ra, Bộ đã chỉ đạo các sở GD-ĐT phối hợp chặt chẽ với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và các tổ chức đoàn thể khác ở địa phương chỉ đạo quản lý, tạo sân chơi lành mạnh, an toàn cho trẻ em, học sinh. Tổ chức các lớp học bơi và kỹ năng an toàn phòng chống đuối nước cho học sinh trong dịp nghỉ hè. Tăng cường phối hợp giữa nhà trường với gia đình quản lý, giám sát học sinh thời gian học trực tuyến tại nhà, thời gian nghỉ hè…

Trong giai đoạn 2021-2025, Bộ GD-ĐT sẽ tiếp tục hoàn thiện lại hệ thống văn bản, chương trình, kế hoạch hành động về phòng chống thương tích, đuối nước cho trẻ em, học sinh. Rà soát, sửa đổi tiêu chí, xây dựng mô hình trường học an toàn. Phát triển các câu lạc bộ bơi, các hoạt động bơi dành cho đối tượng học sinh; hướng đến mục tiêu mỗi học sinh sẽ vận dụng được kiến thức, kỹ năng phòng chống đuối nước để tự bảo vệ bản thân.

Mê Tâm

 

Bình luận (0)