Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Chóng mặt – Tình trạng không thể xem thường

Tạp Chí Giáo Dục

Chóng mặt là tình trạng thường gặp và có nhiều nguyên nhân, vì vậy bạn không nên xem thường.
Những điều cần biết về hiện tượng chóng mặt
1. Tăng thông khí phổi
Một nguyên nhân phổ biến gây chóng mặt là tăng thông khí tức là bệnh nhân có xu hướng thở nhanh và sâu hơn mức cần thiết. Những người bị tăng thông khí phổi thường thấy mất thăng bằng hoặc có cảm giác như sắp xỉu. Ở một số người, chóng mặt có thể ngày càng trầm trọng, không thể đoán trước và thường liên quan tới tư thế hoặc hoạt động cụ thể mà họ đang làm. Kèm theo chóng mặt, những người bị tăng thông khí cũng bị hồi hộp, đầy bụng và yếu.
Chóng mặt là hiện tượng phổ biến nhưng chúng ta thường không biết nguyên nhân.
Chóng mặt là hiện tượng phổ biến nhưng chúng ta thường không biết nguyên nhân.
2. Huyết áp thấp
Những người bị huyết áp thấp thường cảm thấy chóng mặt khi huyết áp giảm xuống dưới mức bình thường. Ngoài ra, họ cũng sẽ cảm thấy chóng mặt khi đứng lên đột ngột. Điều này xảy ra vì huyết áp giảm xuống khi bệnh nhân đứng lên. Nó được gọi là hạ huyết áp tư thế đứng và chóng mặt là triệu chứng phổ biến nhất của tình trạng này.
3. Thiếu máu trầm trọng
Những bệnh nhân bị thiếu máu nặng thường bị chóng mặt sau khi tập luyện hoặc gắng sức. Họ cũng có thể bị mất thăng bằng.
4. Bệnh tim
Bệnh nhân bị rối loạn nhịp tim hoặc nhịp tim bất thường và bệnh tim nguyên phát thường cảm thấy đau đầu.
Những người bị rối loạn nhịp tim cũng thường bị chóng mặt.
Những người bị rối loạn nhịp tim cũng thường bị chóng mặt.
5. Thuốc kê đơn
Nhiều loại thuốc có thể gây mất thăng bằng nhưng mọi người thường không nhận thấy mối liên quan giữa việc dùng một loại thuốc mới hoặc dùng với liều cao hơn và hiện tượng chóng mặt.
6. Suy giáp
Suy giáp thường đi kèm chóng mặt và có thể tiến triển từ mất thăng bằng từng cơn nhẹ tới mất điều hòa cơ thể, khi đó bệnh nhân mất kiểm soát chuyển động cơ thể và có dáng đi bất thường.
7. Động kinh
Chóng mặt đi kèm với các triệu chứng máy cơ, hành vi kỳ cục, hành động vô thức và chứng quên ngược chiều có thể cũng là dấu hiệu của động kinh.
Nếu thường bị chóng mặt do tâm lý, đây có thể là biểu hiện của rối loạn tâm thần.
Nếu thường bị chóng mặt do tâm lý, đây có thể là biểu hiện của rối loạn tâm thần.
8. Bệnh Meniere
Chóng mặt xảy ra đồng thời với điếc có thể là dấu hiệu chỉ báo bệnh Meniere hoặc bệnh tiền đình.
9. Rối loạn tâm thần
Nếu một người thường xuyên cảm thấy chóng mặt và bị chóng mặt do tâm lý, đây có thể là biểu hiện của rối loạn tâm thần. Điều này chỉ được khẳng định sau khi bệnh nhân thực hiện những bài kiểm tra mô phỏng chóng mặt và có kết quả bình thường.
10. Hội chứng thiếu hụt đa giác quan
Bệnh nhân mắc bệnh này thường bị mất thăng bằng. Tình trạng này chủ yếu thấy ở người cao tuổi có những bệnh khác, khiến cho họ khó di chuyển nếu không được hỗ trợ. Suy giảm thị lực, điếc, phẫu thuật chỉnh hình gây đau và yếu cơ thường ảnh hưởng tới cảm giác của người già về không gian và chuyển động, ảnh hưởng tới sự tự tin khi đi bộ.
Cách đối phó với chóng mặt
Nếu bạn cảm thấy thậm chí chỉ là chóng mặt nhẹ, hãy dừng việc đang làm và ngồi xuống hoặc nằm xuống ngay lập tức để không bị ngã. Kiểm tra và ghi lại mạch nếu có thể. Thông tin này có thể giúp bác sĩ loại trừ các nguyên nhân có thể liên quan đến tim gây chóng mặt, bao gồm cả rối loạn nhịp tim.
Hầu hết các cơn chóng mặt không kéo dài quá vài phút. Nhưng nếu nó kéo dài hoặc trầm trọng hơn, hoặc kèm theo đau đầu dữ dội hoặc nôn, thay đổi thị lực, nói khó, tê một bên người hoặc đau ngực, hãy gọi cấp cứu. Đây có thể là dấu hiệu của đột quỵ hoặc đau tim.
Còn không, khi cảm thấy an toàn, hãy từ từ đứng lên hoặc thay đổi tư thế, sau đó uống một cốc nước.
NT (theo khoahoc.tv)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)