Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Chống ngập ở TP.HCM: Người dân mỏi mòn chờ…  thoát ngập

Tạp Chí Giáo Dục

Bao nhiêu năm nay, ngưi dân TP.HCM đã t an i bn thân là phi sng chung vi ngp nưc mi khi mưa hay triu cưng. Tuy nhiên, tình trng ngp nưc ngày càng nghiêm trng, không ch gây xáo trn cuc sng ca ngưi dân mà còn nh hưng đến s phát trin ca TP. Theo đó, nhiu d án chng ngp đã đưc TP.HCM trin khai. Song, có nhiu d án khi công c chc năm vn chưa đâu vào đâu, li có d án đưa vào s dng nhưng hiu qu không cao…

Đường ngập nước sau mưa, triều cường khiến nhiều phương tiện giao thông chết máy

Trin khai nhiu bin pháp chng ngp

Theo thống kê của Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật TP.HCM (thuộc Sở Xây dựng TP), toàn TP hiện còn 19 tuyến đường trục chính bị ngập do mưa và triều cường. Tuy nhiên trên thực tế con số này cao hơn rất nhiều…

Về nguyên nhân gây ngập, ngoài do thời tiết thì theo lý giải của cơ quan chức năng còn là do hệ thống thoát nước quá cũ, lạc hậu. Bên cạnh đó còn do ý thức của một bộ phận người dân khi xả rác bừa bãi gây bít tắc cống thoát nước…

Để giải quyết tình trạng này, bên cạnh các giải pháp trước mắt như nạo vét cống, cửa xả, kênh rạch nhằm đảm bảo thông thoáng dòng chảy; khơi thông các vị trí cống bị tắc nghẽn; sửa chữa các vị trí cống xuống cấp; mở rộng miệng thu nước…, TP còn có nhiều giải pháp trung và dài hạn.

Ông Đỗ Tấn Long – Giám đốc Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật TP.HCM (thuộc Sở Xây dựng TP) – cho biết, đối với các tuyến đường bị ảnh hưởng do triều cường, Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật TP đã thực hiện công tác lắp đặt van ngăn triều tại các cửa xả dọc tuyến kênh Tàu Hủ – Bến Nghé; lắp đặt trạm bơm di động tại cửa xả chính.

Ông Lý Thanh Long – Chánh văn phòng Sở Xây dựng TP – cũng cho biết, Sở Xây dựng đã chỉ đạo các đơn vị rà soát những khu vực đang triển khai các dự án có ảnh hưởng đến hệ thống thoát nước. Những vị trí dẫn dòng không đảm bảo, chủ đầu tư cần khắc phục để đảm bảo khả năng thoát nước tốt nhất.

“Để tăng cường công tác chống ngập, các sở ngành, đơn vị liên quan cũng đang xây dựng đoạn đê bao xung yếu thuộc bờ tả TP.Thủ Đức; các cống kiểm soát triều sông Kinh, rạch Tra, Vàm Thuật và Nước Lên; tuyến kè kênh Tẻ dọc đường Trần Xuân Soạn; cải tạo các trục thoát nước chính rạch Xóm Củi, Bà Lớn, Thủ Đào, Ông Bé, Thầy Tiêu… Bên cạnh đó đẩy nhanh tiến độ xây dựng tuyến kè 2 bên bờ kênh Tham Lương – Bến Cát – Nước Lên (đoạn từ sông Chợ Đệm đến cầu Tham Lương dài 19km) trong giai đoạn 2021-2025; cải tạo hệ thống thoát nước tại một số tuyến đường…”, ông Long thông tin.

Về giải pháp lâu dài, TP.HCM đã triển khai các dự án vừa chống ngập vừa chỉnh trang đô thị như cải thiện môi trường lưu vực kênh Tân Hóa – Lò Gốm, kênh Tàu Hủ – Bến Nghé, kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè, kênh Nước Đen…

Siêu d án chng ngp ì ch đến bao gi?

Ngoài những dự án chống ngập và chỉnh trang đô thị đã hoàn thành đưa vào sử dụng có hiệu quả, vẫn còn một số dự án thi công dang dở do nhiều vướng mắc.

Đơn cử là dự án giải quyết ngập do triều khu vực TP.HCM, có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (còn gọi là siêu dự án chống ngập). Trước đó, năm 2016, TP.HCM đã đầu tư xây dựng siêu dự án này. Giai đoạn 1, siêu dự án có tổng mức đầu tư 10.000 tỷ đồng, gồm 7 hạng mục với 6 cống kiểm soát triều cường rộng từ 40-160m tại Bến Nghé, Tân Thuận, Phú Xuân, Mương Chuối, Cây Khô, Phú Định; 7,8km đê kè ven sông Sài Gòn; thiết kế cống từ Vàm Thuật đến Mương Chuối. Dự án được triển khai nhằm ngăn triều cường và ứng phó tác động của biến đổi khí hậu cho khu vực có diện tích 570km2 với khoảng 6,5 triệu dân thuộc bờ hữu sông Sài Gòn cùng trung tâm TP.HCM.

Dự án cải thiện môi trường lưu vực kênh Tàu Hủ – Bến Nghé đã hoàn thành đưa vào sử dụng góp phần giảm ngập cho khu vực

Đến nay, sau gần 10 năm triển khai, siêu dự án vẫn chưa thể hoàn thành đưa vào vận hành. Nguyên nhân do gặp phải nhiều khó khăn, vướng mắc khiến dự án tạm dừng thi công gần 3 năm nay.

Để dự án tái khởi động trở lại, thời gian qua TP.HCM và các bộ ngành Trung ương đã họp để tìm giải pháp tháo gỡ nhưng kết quả vẫn chưa tới đâu. Mới đây, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi đã có Báo cáo số 271/BC-UBND gửi Thủ tướng Chính phủ về phương án tháo gỡ vướng mắc trong thực hiện dự án Giải quyết ngập do triều cường khu vực TP.HCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn 1).

Theo báo cáo của UBND TP.HCM, đến nay dự án đã triển khai thi công đạt hơn 90% khối lượng công việc, trong đó tại các hạng mục cống Bến Nghé (đạt 97%), cống Tân Thuận (đạt 93%), cống Phú Xuân (đạt 90%), cống Mương Chuối (đạt 93%), cống Cây Khô (đạt 86%), cống Phú Định (đạt 88%), tuyến đê bao (đạt 85%). Để tháo gỡ khó khăn cho dự án, UBND TP.HCM đề xuất thực hiện điều chỉnh điều khoản về thanh toán trong hợp đồng song song với việc điều chỉnh tổng thể dự án.

Không phải “nằm chờ” như siêu dự án chống ngập nói trên, dự án lắp cống hộp chống ngập tuyến đường Nguyễn Văn Quá (quận 12) được đầu tư 160 tỷ đồng đã hoàn thành và đưa vào sử dụng. Tuy nhiên vẫn còn xảy ra tình trạng ngập.

Về vấn đề này, Sở Xây dựng cho rằng, dù tuyến đường Nguyễn Văn Quá vẫn còn xảy ra tình trạng ngập nhưng nước rút hết nhanh khi dứt mưa. Nguyên nhân là do kênh Đồng Tiến tiếp nhận lưu lượng rất lớn từ các nơi khi tiếp giáp đường Nguyễn Văn Quá lòng rạch thu hẹp tiết diện thay bằng cống D1000 nên nước thoát không kịp, chảy tràn lên các con hẻm và gây ngập…

Để giải quyết tình trạng này, ông Long – Chánh văn phòng Sở Xây dựng TP – cho biết, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị đang tập trung triển khai các thủ tục cần thiết để đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án cải tạo rạch Cây Liêm và dự án nạo vét, cải tạo rạch Cầu Suối để mở rộng lòng rạch tại các vị trí thu hẹp dòng chảy, lắp đạt hoàn thiện hệ thống cống hộp cho tuyến đường Nguyễn Văn Quá. Bên cạnh đó, tập trung duy tu, sửa chữa các vị trí cống xuống cấp, nạo vét lòng cống, miệng thu, cửa xả để tăng khả năng thoát nước…

Trn Văn

Chống ngập ở TP.HCM: Khốn khổ vì… mưa, triều cường

Hãy đánh giá bài viết này!

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Xin lỗi vì bài viết này không hữu ích cho bạn

Giúp chúng tôi cải thiện

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

Bình luận (0)