Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Chủ động cho học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học: Hài hòa và nâng cao chất lượng giáo dục

Tạp Chí Giáo Dục

Vic nhà trưng ch đng t chc các tiết hc cho hc sinh s dng đin thoi không ch đy mnh chuyn đi s giáo dc mà còn to s hng thú cho các em khi hc tp, góp phn nâng cao cht lưng giáo dc.

Học sinh lớp 7 Trường THCS Võ Thành Trang (Q.Tân Phú) sử dụng điện thoại trong giờ học để củng cố kiến thức

H tr chuyn đi s giáo dc

Với bài học về bảo vệ môi trường, tiết lịch sử – địa lý ở lớp 7/16 Trường THCS Võ Thành Trang (Q.Tân Phú) diễn ra đầy thú vị và hấp dẫn khi học sinh được sử dụng điện thoại trong giờ học. Giáo viên thiết kế các hoạt động để học sinh thông qua điện thoại di động, truy cập vào hệ thống học tập LMS, vừa tìm hiểu bài, vừa mở rộng và củng cố thêm kiến thức bài học. Qua từng hoạt động, giáo viên đều ngay lập tức có thể nắm bắt được kết quả trả lời của học sinh để đánh giá, củng cố. Sự tham gia của công nghệ trong tiết học đã mang đến không khí mới cho lớp học, sự thích thú, hào hứng hiện hữu trên mỗi khuôn mặt học sinh. Cô Nguyễn Thị Giang (giáo viên Trường THCS Võ Thành Trang) đánh giá, tiết học có sự “tham gia” của điện thoại di động đã khiến cả giáo viên và học sinh rất hồ hởi. Học sinh đón nhận kiến thức một cách chủ động, có trách nhiệm; còn giáo viên cũng bớt áp lực khi phải lo lắng rằng tiết học không thu hút học sinh.

Theo cô Giang, để việc tổ chức tiết học với điện thoại di động đạt được hiệu quả như kỳ vọng thì trong kế hoạch bài dạy, giáo viên phải phân định rõ ràng từng hoạt động mà học sinh sẽ được sử dụng điện thoại, mục tiêu hướng tới của hoạt động đó. Và nhất là tiết học phải có sự đa dạng các hoạt động để có thể kiểm soát việc sử dụng điện thoại của học sinh. Cô Giang cho rằng, khi toàn ngành giáo dục đang đẩy mạnh chuyển đổi số trong dạy học, giáo viên đã được tập huấn rất bài bản, chuyên sâu về công tác chuyển đổi số, ứng dụng chuyển đổi số để làm mới bài dạy, giúp học sinh đón nhận kiến thức chủ động hơn… thì việc học sinh được sử dụng công nghệ, điện thoại thông minh trong giờ học là điều cần thiết, để không những giúp hỗ trợ công tác chuyển đổi số giáo dục mà mục tiêu làm mới tiết học, đổi mới giáo dục cũng hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, theo cô Giang, giáo viên cho học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học phải có chừng mực và có kiểm soát, tùy từng bài học và tùy từng hoạt động giáo dục. Điện thoại di động chỉ nên xem là một phương tiện, công cụ để tiết học có thêm gia vị chứ không nên lạm dụng. Nếu quá lạm dụng sẽ gây ra tác dụng ngược.

Không quá cc đoan

Nằm trong lộ trình đẩy mạnh chuyển đổi số giáo dục, ngành giáo dục TP.HCM đang nỗ lực trang bị năng lực số cho giáo viên và học sinh toàn ngành. Trong đó, ngành giáo dục xác định tư duy sáng tạo và đổi mới là một trong những nội dung quan trọng để thúc đẩy năng lực số cho giáo viên, học sinh.

Với lộ trình chuyển đổi đó, thầy Đ.D. (giáo viên môn lịch sử tại một trường THPT) cho rằng, các trường học không nên quá cực đoan trong việc nghiêm cấm học sinh sử dụng điện thoại tại trường. Thay vào đó cần có biện pháp giáo dục học sinh sử dụng điện thoại một cách hiệu quả, hỗ trợ giáo viên xây dựng kế hoạch bài dạy cho học sinh sử dụng điện thoại một cách bài bản, mang lại hiệu quả.

Trong quản lý học sinh sử dụng điện thoại tại trường học phải có sự chung tay của gia đình, không cực đoan nhưng cũng không lạm dụng

Thầy D. phân tích, khi giáo viên soạn bài giảng và triển khai trên lớp, nếu học sinh sử dụng điện thoại để tìm kiếm thêm tài liệu theo yêu cầu của giáo viên thì giờ học có thể rất sôi nổi. Kiến thức sẽ vượt ra ngoài các phạm vi nội dung mà giáo viên đề cập, học sinh có sự chủ động, tăng cường các kỹ năng như làm việc nhóm, tìm kiếm và đánh giá thông tin. “Điều quan trọng trong câu chuyện quản lý học sinh sử dụng điện thoại tại trường, theo tôi, nằm nhiều ở phía người dạy hơn là người học. Nếu giáo viên có định hướng thì điện thoại sẽ trở thành một công cụ rất hữu ích, mở ra thêm kiến thức cho học sinh”, thầy D. đánh giá.

Cô Nguyễn Thị Hồng Chương (Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, Q.3) chia sẻ, mỗi nhà trường sẽ có biện pháp quản lý học sinh sử dụng điện thoại tại trường phù hợp với đặc thù học sinh của trường. Đối với học sinh nhà trường, các em có năng lực tự học cao, nhu cầu chủ động trong tìm kiếm thông tin phục vụ việc học… thì việc được sử dụng điện thoại di động tại trường sẽ hỗ trợ các em rất tốt trong việc học. Điều này sẽ là nền tảng để giáo viên tổ chức tiết học nhẹ nhàng, hiệu quả, nâng cao chất lượng giáo dục. Theo lãnh đạo Sở GD-ĐT TP.HCM, chuyển đổi số giáo dục không phụ thuộc vào điện thoại của học sinh, song điện thoại có thể sẽ trở thành công cụ, phương tiện hữu ích hỗ trợ giáo viên, nhà trường chuyển đổi số dạy và học một cách hiệu quả. Do vậy, việc quản lý học sinh sử dụng điện thoại tại trường phải được từng nhà trường xây dựng một cách bài bản, có kế hoạch, tránh cực đoan, rập khuôn, cứng nhắc mà phù hợp với đặc thù của mỗi trường. “Để kết nối học sinh với học sinh buộc từng nhà trường phải đa dạng các hoạt động, sân chơi, trải nghiệm cho học sinh. Với việc sử dụng điện thoại trong giờ học phải có kiểm soát, mục tiêu cụ thể… Đặc biệt là việc quản lý, giáo dục học sinh sử dụng điện thoại thì phải có sự chung tay từ phía gia đình, cùng hình thành cho học sinh thói quen tốt khi sử dụng thiết bị số trong học tập”, lãnh đạo Sở GD-ĐT TP.HCM nhấn mạnh.

Bài, ảnh: Đ Yến

Bình luận (0)