Tạp Chí Giáo Dục TP.Hồ Chí Minh
Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Chủ động ngăn chặn dịch sởi trong học đường

Tạp Chí Giáo Dục

Chủ động ngăn chặn dịch sởi trong học đường - Audio
00:00 / 00:00
An audio error has occurred, player will skip forward in 2 seconds.
  1. 1 Chủ động ngăn chặn dịch sởi trong học đường Audio

Thi gian gn đây, dch bnh si có xu hưng tăng cao, đáng chú ý đã có mt tr 11 tui t vong do bnh si. Trưc tình hình đó ngành y tế TP.Đà Nng đã yêu cu các cơ s khám cha bnh trên đa bàn nhanh chóng trin khai các bin pháp phòng, chng dch. Đng thi khuyến cáo ngưi dân, các đơn v trưng hc chú trng hơn đến sc khe, nht là đi tưng hc sinh…

Chủ động tiêm vắc-xin là biện pháp phòng bệnh sởi hữu hiệu

Phn ln tr mc bnh si chưa đưc tiêm vc-xin

Báo cáo sơ bộ của CDC Đà Nẵng cho biết, tính từ đầu năm 2025 đến nay, toàn thành phố đã ghi nhận hơn 1.200 ca sốt phát ban nghi sởi, trong đó có 268 ca có xét nghiệm dương tính với sởi. Trong đó, địa bàn quận Liên Chiểu có 285 ca, quận Ngũ Hành Sơn có 181 ca, quận Thanh Khê 172 ca, quận Sơn Trà 168 са, quận Cẩm Lệ 156 ca, quận Hải Châu 132 ca và huyện Hòa Vang có 112 ca…

Trong các trường hợp mắc bệnh sởi, có 66,42% trẻ đã đến tuổi nhưng chưa được tiêm vắc-xin có chứa thành phần sởi. Tỷ lệ mắc bệnh ở nhóm trẻ từ 24 tháng đến 5 tuổi là 23,88%, từ trên 5 tuổi đến 11 tuổi là 38,81%, và trên 11 tuổi là 17,16%. Đáng chú ý, có tới 68,28% trường hợp mắc bệnh là trẻ đang đi học.

Bác sĩ Nguyễn Đại Vĩnh – Giám đốc CDC Đà Nẵng cho biết, tiêm chủng là biện pháp hiệu quả nhất để phòng chống bệnh sởi. Vì vậy, đơn vị đã triển khai chương trình tiêm phòng vắc-xin sởi với các khuyến cáo cụ thể. Theo ông Vĩnh, trẻ em cần được tiêm ít nhất hai liều vắc-xin chứa thành phần sởi để đảm bảo miễn dịch, trong đó mũi vắc-xin sởi đơn được tiêm khi trẻ đủ 9 tháng tuổi và mũi vắc-xin sởi – rubella khi trẻ đủ 18 tháng tuổi. Ngoài ra, việc tiêm nhắc lại sẽ được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Việc tiêm chủng không chỉ bảo vệ sức khỏe cá nhân mà còn giúp ngăn chặn sự lây lan của bệnh, góp phần loại trừ sởi trong cộng đồng. Để đảm bảo tỷ lệ bao phủ vắc-xin, các địa phương được chỉ đạo rà soát tình trạng tiêm chủng và tổ chức các buổi tiêm vét cho những trẻ chưa được tiêm đủ liều, đặc biệt tại các khu vực có nguy cơ cao.

Ch đng ngăn chn dch bnh

Nhằm hạn chế tối đa dịch bệnh sởi gia tăng, sau chỉ đạo của UBND TP.Đà Nẵng, các trường học trên địa bàn thành phố đồng loạt nêu cao tinh thần phòng chống dịch thông qua nhiều kênh tuyên truyền đến học sinh và phụ huynh. Cô Huỳnh Thị Thu Nguyệt – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lê Đình Chinh (quận Hải Châu) cho biết: “Cùng với việc theo dõi sát sao tình hình sức khỏe của học sinh hàng ngày, Ban Giám hiệu nhà trường, giáo viên chủ nhiệm chủ động tuyên truyền đến phụ huynh về tình hình dịch bệnh, nếu phát hiện học sinh ốm đau cần đưa đến các cơ sở y tế khám chữa bệnh kịp thời. Bên cạnh đó, khuyến khích phụ huynh chú ý tiêm vắc-xin phòng bệnh đúng theo khuyến cáo của ngành y tế”.

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm nhóm B, do virus sởi gây ra

Ông Nguyễn Đại Vĩnh – Giám đốc CDC Đà Nẵng cho biết, CDC Đà Nẵng đã và đang triển khai nhiều biện pháp phòng chống bệnh sởi, trong đó đặc biệt chú trọng đến chương trình tiêm chủng, giám sát và truyền thông. Theo đó, thực hiện các chương trình phòng chống bệnh sởi tại thành phố như: theo dõi tình hình dịch tễ bệnh sởi tại các địa phương; rà soát tình hình tiêm chủng vắc-xin phòng sởi tại các địa phương; Phát hiện sớm các ca bệnh để có biện pháp can thiệp kịp thời, ngăn chặn sự lây lan trong cộng đồng.

CDC Đà Nẵng phối hợp chặt chẽ với các trung tâm y tế và các trường học để giám sát, theo dõi và kiểm soát dịch bệnh. Kiểm tra định kỳ, thu thập dữ liệu từ các cơ sở y tế để đánh giá nguy cơ sởi; truyền thông phòng, chống bệnh sởi và tập huấn tại chỗ về phòng chống bệnh sởi cho lực lượng cán bộ y tế dự phòng các tuyến và các lực lượng liên quan trong quá trình giám sát. Hướng dẫn các trường học thực hiện biện pháp cách ly, vệ sinh khử khuẩn khi phát hiện ca bệnh; tiến hành điều tra dịch tễ để xác định nguồn lây nhiễm và các trường hợp tiếp xúc gần nhằm có biện pháp kiểm soát hiệu quả. Bên cạnh đó, cung cấp tài liệu hướng dẫn giúp giáo viên và phụ huynh nhận biết triệu chứng bệnh sởi, từ đó nâng cao ý thức phòng tránh lây nhiễm.

Bnh si là bnh truyn nhim nhóm B, do virus si gây ra. Bnh thưng gp tr em dưi 5 tui hoc cũng có th gp ngưi ln, do chưa đưc tiêm phòng si hoc tiêm phòng chưa đ liu. Bnh si chưa có thuc điu tr đc hiu, d lây lan qua đưng hô hp qua các git bn ca ngưi mc bnh hoc có th qua tiếp xúc trc tiếp, qua bàn tay b nhim dch tiết ca ngưi bnh. Nhng nơi tp trung đông ngưi như nơi công cng, trưng hc… có nguy cơ rt cao lây lan dch si. Tiêm vc-xin là bin pháp hu hiu đ phòng bnh. Ch có th ct đưc s lây truyn bnh khi t l min dch trong cng đng đt >95%.

Để tăng cường hiệu quả giám sát, CDC phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, triển khai kịp thời các biện pháp phòng chống nhằm hạn chế tối đa nguy cơ bùng phát dịch. Yêu cầu các trường học khi phát hiện ca bệnh sởi thực hiện ngay các biện pháp khoanh vùng, cách ly và xử lý môi trường nhằm ngăn chăn sự lây lan, đảm bảo môi trường an toàn cho học sinh và giáo viên. Những học sinh và giáo viên có tiếp xúc gần với bệnh nhân sẽ được theo dõi sức khỏe trong vòng 21 ngày để kịp thời phát hiện và xử lý các trường hợp có dấu hiệu nhiễm bệnh. Đồng thời, phụ huynh được khuyến cáo không cho trẻ mắc bệnh đến trường để tránh lây lan trong cộng đồng. Đối với các trường học chưa có khu vực cách ly riêng dành cho học sinh nghi mắc sởi, yêu cầu nhà trường sắp xếp không gian phù hợp nhằm đảm bảo an toàn và hạn chế nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Đồng thời phối hợp trạm y tế rà soát và vận động phụ huynh đưa trẻ từ 9 tháng đến 10 tuổi tham gia tiêm chủng vắc-xin có chứa thành phần sởi nếu chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ liều.

“Công tác phòng chống dịch bệnh không chỉ là nhiệm vụ của ngành y tế. Cần có sự chung tay của toàn bộ hệ thống chính trị và mỗi người dân. Trong đó, khuyến cáo người dân thực hiện tiêm vắc-xin phòng bệnh cho con em mình đúng lịch”, ông Vĩnh nói.

Thiên Phúc

Bình luận (0)