Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Chủ động phòng chống dịch cúm A/H5N6

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Nhiu ngày tr li đây, dch cúm gia cm A/H5N6 bùng phát tr li ti mt s đa phương, theo thng kê hơn 10.000 con gia cm đã chết vì nhim bnh hoc buc phi tiêu hy, gây thit hi nghiêm trng cho ngưi chăn nuôi. Các chuyên gia khuyến cáo, tuyt đi không đưc ch quan mà cn phi hp nhiu bin pháp nhm ngăn chn dch bnh tiếp tc bùng phát và lan rng.

Đ ch đng phòng chng dch cn phi đng b nhiu bin pháp t chn con ging đến v sinh chung tri

Hơn 10.000 con gia cm đã nhim bnh

Mới đây, tại 2 hộ dân trên địa bàn 2 xã An Hồng và An Hưng (huyện An Dương, TP.Hải Phòng) đã bùng phát dịch cúm gia cầm A/H5N6 khiến khoảng 10.000 con gà, vịt, ngan chết vì bệnh hoặc buộc phải tiêu hủy do nhiễm bệnh. Cụ thể, tại hộ của ông Hoàng Văn Mấm (thôn Phạm Dùng, xã An Hồng, huyện An Dương, TP.Hải Phòng) nuôi đàn vịt 4.650 con, từ ngày 27-7, số vịt này bắt đầu bị tiêu chảy phân xanh, trắng, kém ăn, có triệu chứng thần kinh, quay tròn và lăn ra chết rất nhanh. Cũng trong thời gian này, tại hộ của ông Nguyễn Đức Trường (thôn Đông Hải, xã An Hưng, huyện An Dương) nuôi tổng cộng 5.500 con gia cầm (2.100 con vịt, 2.400 con ngan, 1.000 con gà). Dù đã tiêm vắc-xin phòng bệnh đầy đủ cho cả đàn, tuy nhiên đàn gia cầm của ông cũng mắc những dấu hiệu bệnh tương tự như đàn vịt của hộ ông Mấm. Tính đến ngày 30-7, gia đình của ông Dũng đã thiệt hại 1.950 con vịt, đàn ngan 2.400 con nhưng chỉ còn 35 con sống sót, hơn 1.000 con gà chỉ còn lại 7 con.

Nhận được tin báo, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tại TP.Hải Phòng đã phối hợp với Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh động vật huyện An Dương tiến hành kiểm tra tình hình dịch bệnh và lấy mẫu xét nghiệm, kết quả cho thấy 6/6 mẫu đều dương tính với virus cúm gia cầm A/H5N6. Ngay sau đó, cơ quan chức năng đã lập biên bản xử lý tiêu toàn bộ số gia cầm còn sống của 2 hộ gia đình trên, đồng thời phun thuốc khử trùng các khu vực chuồng trại.

Không chỉ ở TP.Hải Phòng, mới đây tại tỉnh Nghệ An cũng đã phát hiện thêm ổ dịch cúm gia cầm A/H5N6. Theo báo cáo của Trạm chăn nuôi và thú y huyện Diễn Châu (Nghệ An), ngày 26-7, gia cầm tại trang trại của ông Cao Xuân Hảo ở xóm 4, xã Diễn Liên xuất hiện các triệu chứng thần kinh, ngoẹo đầu, bại liệt, co giật, chết nhanh. Thời điểm trên, trang trại của ông Hảo có 2.460 con gia cầm chủ yếu là vịt mới 12 ngày tuổi (2.452 con). Sau khi nhận thông tin, cơ quan chức năng đã lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm. Kết quả cho thấy, các mẫu bệnh phẩm dương tính với virus cúm gia cầm H5N6.

Ch đng phòng chng dch

Trước tình hình dịch cúm gia cầm A/H5N6 đang bùng phát trở lại ở một số địa phương trên cả nước, gây thiệt hại lớn về tài sản của người chăn nuôi, ông Phan Xuân Thảo – cán bộ Chi cục Chăn nuôi và Thú y TP.HCM, thông tin, bệnh cúm gia cầm H5N6 là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, do virus cúm type A/H5N6 gây ra, bệnh có tốc độ lây lan rất nhanh làm chết hàng loạt gia cầm ở nhiều loài khác nhau như: gà, vịt, ngan, chim cút… Dù chưa ghi nhận được trường hợp cụ thể nhưng theo một số công trình nghiên cứu, bệnh cúm gia cầm H5N6 có thể lây sang người và gây tử vong. Do đó tuyệt đối không được chủ quan. Ông Thảo cho biết, đối với gia cầm, khi mắc bệnh thường xuất hiện những biểu hiện: kém ăn, chết đột ngột hàng loạt với tỷ lệ cao trong đàn; gia cầm có một số biểu hiện: chảy nước mắt, nước dãi, lông xù, uể oải, ít đi lại, đầu gật gù, gục xuống đất, khó thở, phù đầu và mặt, mắt đỏ, mào và tích sưng to, da tím tái, da chân phần không có lông xuất huyết tím thành vệt, ỉa chảy rất nặng, phân xanh-vàng. Khi mổ khám gia cầm thấy khoang bụng tích nước hoặc viêm dính; xuất huyết trên bề mặt các cơ và các cơ quan nội tạng, đặc biệt là ở dạ dày tuyến và ruột; xoang mũi và khí quản xuất huyết, chứa đầy dịch nhầy.

Thông tin t Chi cc Chăn nuôi và Thú y TP.HCM, hin nay trên toàn TP.HCM đang qun lý 16 cơ s chăn nuôi vi s lưng gà và vt là dưi 300.000 con. Theo đi din ca đơn v  này, hin nay TP đang có ch trương hn chế chăn nuôi gia cm, đng thi quá trình tm soát bnh cho gia cm đưc thc hin thưng xuyên, đu đn 3 tháng/1 ln. Đi vi nhng thi đim nguy cơ cao, tn sut tm soát có th tăng lên nhiu hơn. Ngoài công tác kim tra, tm soát, cán b Chi cc Chăn nuôi và Thú y TP.HCM còn thưng xuyên cp nht tình hình, khuyến cáo, và ph biến các bin pháp phòng chng dch bnh đi vi các ch tri gia cm… Do đó mi tình hình dch bnh đu luôn trong tm kim soát.

Để chủ động phòng, chống dịch bệnh cúm gia cầm H5N6, ông Phan Xuân Thảo khuyến cáo, trước hết người chăn nuôi nên mua con giống ở những cơ sở giống có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo không có bệnh cúm và các bệnh truyền nhiễm khác, chọn những con khỏe mạnh, nhanh nhẹn, thực hiện nuôi nhốt cách ly ít nhất 2 tuần; chuồng nuôi phải luôn khô ráo, sạch sẽ, thoáng mát về mùa hè và ấm áp về mùa đông, dễ vệ sinh khử trùng tiêu độc; sân thả gia cầm phải khô ráo sạch sẽ, có tường bao quanh; Định kỳ vệ sinh, khử trùng tiêu độc chuồng trại, môi trường chăn nuôi (1 lần/tuần) bằng các loại hóa chất như: cloramin, HanIodine, benkocid và vôi bột…; Phân, chất độn chuồng cần được thu gom và ủ với vôi bột trước khi sử dụng… Ngoài ra, biện pháp hiệu quả nhất là tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin cho gia cầm theo quy trình chăn nuôi, đặc biệt là vắc-xin cúm gia cầm…

Nhã Nam

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)