Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi: Ngành giáo dục cần rút ra những thành tựu lịch sử trong năm học

Tạp Chí Giáo Dục

Ch tch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cho rng ngành giáo dc TP.HCM cn rút ra nhng thành tu lch s năm hc 2021-2022 đ tiếp tc áp dng trong năm hc 2022-2023.


Ch tch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi

3 vn đ ngành GD-ĐT TP.HCM cn đánh giá sâu

Thực hiện kế hoạch năm học 2022-2023, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cho rằng có 3 vấn đề mà ngành GD-ĐT TP cần đánh giá sâu hơn khi nhìn lại năm học 2021-2022.

Trước hết, ngành giáo dục cần đánh giá sâu về sự năng động, sáng tạo, thích ứng trong hoàn cảnh đặc biệt của năm học vừa qua, để khi hoàn cảnh có “dồn vào góc tường” thì chúng ta vẫn thích ứng và thoát ra được. Điều này chắc chắn không nên dừng lại ở năm học 2021-2022 mà cần coi như một thành tựu lịch sử.

“Trong văn hóa dân tộc Việt Nam, khi có tình huống về thiên tai, dịch bệnh, giặc ngoại xâm thì dân tộc ta rất đoàn kết, mạnh mẽ, và khi qua rồi thì trở thành thành tựu lịch sử. Đề nghị ngành giáo dục cần nghiên cứu, tiếp tục phát huy để khi đối diện với những tình huống tương tự như thế thì chúng ta chủ động hơn, ít gặp thiệt hại hơn”, Chủ tịch Phan Văn Mãi nhấn mạnh.

Cạnh đó, ông đề nghị ngành giáo dục cần tổng kết và tiếp tục đẩy mạnh thành tựu về cải cách hành chính, ứng dụng chuyển đổi số trong năm học vừa qua, làm sao tiến tới là giáo dục số, giáo dục thông minh. Cái gì không cần thiết trong tổ chức, hoạt động thì kiên quyết bỏ.

Chủ tịch UBND TP đặt vấn đề, đại dịch vừa qua đã bộc lộ điểm mạnh, điểm yếu gì cho tổ chức và hoạt động của ngành GD-ĐT. Cái gì cần bỏ đi, cái gì cần thêm mới vào. Ủy ban sẽ cùng với Giám đốc sở rà soát lại, cái gì cần thêm vào để ngành giáo dục phát triển toàn diện, thực chất thì mới đóng góp cho sự phát triển toàn diện của TP.


Cô trò Trưng TH Trn Hưng Đo (Q.1) hân hoan trong ngày tu trưng

“Cái này chúng ta phải nhìn ra, phải bổ sung vào những điểm mà ta khuyết. Thậm chí là những điểm khuyết “chết người”, nếu chúng ta không bổ sung vào thì ngành giáo dục không thể phát triển toàn diện được”, ông nhấn mạnh.

Không th chp nhn lp hc có ti 60-70 hc sinh

Nhiệm vụ trước mắt năm học 2022-2023, Chủ tịch Phan Văn Mãi đề nghị ngành giáo dục phối hợp với ngành y tế và các địa phương tuyên truyền, vận động để tiêm chủng cho học sinh từ 5 đến dưới 18 tuổi, đảm bảo an toàn cho học sinh, đảm bảo việc dạy và học thích ứng trong bối cảnh tiếp tục phòng chống dịch.

Tăng cường công tác chính trị tư tưởng gắn với giải quyết vấn đề nội bộ của từng cơ sở giáo dục, của ngành giáo dục, đặc biệt là sau dịch. Sau dịch, không chỉ có ngành y tế, ngành giáo dục cũng là ngành mà cán bộ quản lý, giáo viên nghỉ việc nhiều… Do vậy phải tăng cường công tác chính trị tư tưởng, nắm bắt chính xác, giải quyết cho đúng để ổn định tình hình.

“Việc phòng chống dịch cũng như giải quyết vấn đề tư tưởng vẫn là những điều kiện rất quan trọng để chúng ta tiến hành chương trình nhiệm vụ năm học 2022-2023”, lãnh đạo TP nhấn mạnh.

Người đứng đầu TP chỉ rõ, ngành giáo dục cần tiếp tục tập trung tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, đặc biệt là cấp học mầm non. Đề nghị từng địa bàn rà soát lại có bao nhiêu cơ sở mầm non tư thục đóng cửa, bao nhiêu cơ sở đang nhận vượt số trẻ so với quy định. Giáo viên, bảo mẫu làm việc ở những cơ sở này đang làm việc ở đâu…

“Vấn đề quá tải trường lớp ở các cấp học phổ thông cũng cần được quan tâm. Thực tế đang tồn tại những lớp học đến 50-60 học sinh/lớp, thậm chí hơn thế. Chủ tịch UBND quận, huyện phải có trách nhiệm rà soát và có giải pháp. Quận, huyện thì lo trường học, ngành giáo dục thì lo giáo viên. Không thể chấp nhận một lớp học có 60-70 em”, ông thẳng thắn.

Về vấn đề SGK, sách tham khảo, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cảnh báo, đừng để sự vụ tương tự như Việt Á diễn ra trong ngành giáo dục. Hơn ai hết, hiệu trưởng các trường phải quyết định việc này, vì lợi ích của học sinh, lợi ích của ngành giáo dục.

Ông cũng đề nghị ngành cần quan tâm thêm đến truyền thông giáo dục. Cụ thể là cơ chế chia sẻ trao đổi thông tin giữa ngành giáo dục và UBND các quận, huyện và TP.Thủ Đức để làm sao có sự phối hợp tốt hơn giữa ngành giáo dục và các địa phương. Ngoài ra, ngành cần nghiên cứu, có thêm những đề xuất về chính sách cho cán bộ quản lý, giáo viên…

Khn trương hoàn thin chiến lưc giáo dc ca TP

Đối với những vấn đề cơ bản, lâu dài, Chủ tịch UBND TP đề nghị ngành giáo dục TP.HCM khẩn trương hoàn thiện chiến lược giáo dục của TP, căn cứ trên chiến lược giáo dục quốc gia.

“Chiến lược này chúng ta phải làm nhanh để làm đầu vào cho quy hoạch kinh tế xã hội của TP. Đây cũng là cơ sở để ngành giáo dục bố trí nguồn lực. Trong chiến lược này, ngành giáo dục phải nghiên cứu đến cơ chế, mô hình hoạt động cho các loại hình. Bao nhiêu phần trăm ngân sách hỗ trợ, bao nhiêu phần trăm là tự chủ ngoài ngân sách, các mô hình tự chủ khác…”, Chủ tịch Phan Văn Mãi khơi gợi.

Cũng trong chiến lược giáo dục của TP, lãnh đạo TP cho rằng việc xây dựng trường lớp chuẩn quốc gia sẽ khá khó khăn với TP nhưng chúng ta có nguồn lực, điều kiện để thực hiện.

“Chúng ta phải đặt ra cho mình rằng chuẩn của giáo dục TP phải đạt tầm tiên tiến của thế giới. Và phải đặt ra chuẩn đầu ra cho học sinh TP phải là công dân toàn cầu. Đây không phải là điều gì mơ mộng, cao siêu. Công dân toàn cầu trước hết là công dân Việt Nam tiêu biểu, xuất sắc tức là anh phải hiểu anh, yêu anh, hiểu thế giới, có trách nhiệm không chỉ với đất nước mà còn là với thế giới. Chúng ta phải đặt ra chuẩn như vậy để xây dựng chiến lược, nghiên cứu nghiêm túc”, ông góp ý.

Ông lưu ý, khi xây dựng trường chuẩn quốc gia thì cần có tiêu chí về trường học hạnh phúc. Mỗi ngày học sinh đi học là một ngày vui, đến trường là một niềm hạnh phúc. Việc xây dựng ngôi trường không chỉ có cơ sở vật chất đẹp, trang trí thật nhiều bông hoa mà còn là câu chuyện liên quan đến con người, các hoạt động với những biểu hiện văn hóa. Xây dựng văn hóa học đường gắn với không gian văn hóa Hồ Chí Minh trong ngành giáo dục.

Liên quan đến việc xây dựng chiến lược giáo dục, Chủ tịch Phan Văn Mãi nêu rõ, ngành giáo dục cần xác định trách nhiệm của mình để hoạt động giáo dục đại học gắn với chiến lược phát triển của TP, của vùng, của đất nước, đúng với vai trò của TP…

Giang Quân

Bình luận (0)