Tạp Chí Giáo Dục TP.Hồ Chí Minh
Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Chữ “tình” trong bài thơ Nguyên tiêu của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tạp Chí Giáo Dục

Ch tch H Chí Minh không ch là v lãnh t vĩ đi ca dân tc Vit Nam mà còn là mt nhà thơ ln vi nhng tác phm giàu giá tr tư tưng và ngh thut. Trong s đó, bài thơ Nguyên tiêu (Rm tháng giêng), là mt viên ngc quý trong kho tàng thơ ca H Chí Minh.

(Ảnh minh họa). Ảnh: BTO

Qua bốn câu thơ ngắn gọn bằng chữ Hán, Người đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên tráng lệ, đồng thời gửi gắm những tầng ý nghĩa sâu xa, trong đó nổi bật là chữ “tình” – một khía cạnh vừa tinh tế vừa đậm chất nhân văn. Chữ “tình” trong bài thơ Nguyên tiêu không chỉ là cảm xúc cá nhân mà còn là biểu hiện của tấm lòng rộng lớn, gắn bó với đất nước, nhân dân và lý tưởng cách mạng.

Bài thơ Nguyên tiêu được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết vào đêm rằm tháng giêng năm 1948, khi Người đang cùng các đồng chí lãnh đạo bàn bạc việc quân trên một con thuyền giữa dòng sông ở chiến khu Việt Bắc. Đây là thời điểm cuộc kháng chiến chống Pháp bước vào giai đoạn cam go, đòi hỏi sự lãnh đạo sáng suốt và tinh thần thép của toàn dân tộc. Trong hoàn cảnh ấy, bài thơ hiện lên như một điểm sáng, kết hợp giữa vẻ đẹp thiên nhiên và tâm trạng của người chiến sĩ cách mạng: “Kim dạ Nguyên tiêu nguyệt chính viên,/ Xuân giang, xuân thủy, tiếp xuân thiên,/ Yên ba thâm xứ đàm quân sự,/ Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền”.

Trong nhiều bản dịch, bản sau của nhà thơ, nhà cách mạng Xuân Thủy được nhắc đến nhiều nhất, dù rằng ông còn 2 bản dịch khác cũng rất độc đáo: “Rằm xuân lồng lộng trăng soi,/ Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân/ Giữa dòng bàn bạc việc quân,/ Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”.

Bài thơ không chỉ là một bức tranh thiên nhiên tươi đẹp mà còn là sự hòa quyện giữa cảnh và tình, giữa lý tưởng cách mạng và tâm hồn thi sĩ. Chữ “tình” trong bài thơ không được nói trực tiếp, nhưng lại thấm đượm trong từng câu, từng hình ảnh, thể hiện qua sự gắn kết giữa con người với thiên nhiên, với đất nước, với sự nghiệp lớn lao và đương nhiên với cả các đồng chí của tác giả. Ngay từ hai câu đầu, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã mở ra một không gian ngập tràn sắc xuân. Đêm rằm tháng giêng, vầng trăng tròn vành vạnh soi sáng dòng sông xuân, mặt nước xuân và bầu trời xuân. Ba chữ “xuân” được lặp lại như một điệp khúc, tạo nên một bức tranh thiên nhiên rực rỡ, hài hòa và tràn đầy sức sống. Trong văn học cổ điển, trăng thường là biểu tượng của cái đẹp, của sự thanh cao và nỗi nhớ nhung. Với Chủ tịch Hồ Chí Minh, trăng cũng có nét chung đó nhưng còn mang thêm nhiều nét riêng đặc sắc khác. Trăng trong thơ Bác Hồ còn có tình – đó là “tình” của người thi sĩ với thiên nhiên, với cuộc sống. Chữ “tình” ở đây là sự rung động tinh tế của một tâm hồn nhạy cảm trước vẻ đẹp của đất trời. Dù đang sống giữa hoàn cảnh chiến tranh, đang thực hiện các hoạt động mang tính bí mật (“thâm xứ đàm quân sự”), Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn giữ được cái nhìn lạc quan, yêu đời. Trăng tròn, sông xuân, trời xuân không chỉ là cảnh vật mà còn là biểu tượng của niềm tin vào tương lai tươi sáng của dân tộc. “Tình” với thiên nhiên trong bài thơ Nguyên tiêu không phải là thứ tình cảm ủy mị, thoát ly thực tại, mà là sự hòa điệu giữa con người và vũ trụ, là nguồn cảm hứng để Người tiếp tục dấn thân trên con đường cách mạng gian khó. Nếu hai câu đầu là bức tranh thiên nhiên thấm đẫm tình yêu đời, thì hai câu sau lại hé mở tâm trạng và trách nhiệm của người chiến sĩ. Giữa không gian “yên ba thâm xứ” – nơi khói sóng mịt mù – Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí bàn việc quân sự. Hình ảnh này cho thấy sự đối lập đầy ý nghĩa: một bên là vẻ đẹp thơ mộng của thiên nhiên, một bên là thực tại khắc nghiệt của chiến tranh. Nhưng chính trong sự đối lập ấy, chúng ta nhận ra chữ “tình” sâu nặng của Người với đất nước và nhân dân.

“Tình” ở đây là tình yêu Tổ quốc, là tấm lòng son sắt của người lãnh tụ dành cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Việc bàn “quân sự” giữa đêm khuya không chỉ thể hiện trách nhiệm mà còn là sự hy sinh thầm lặng. Chủ tịch Hồ Chí Minh không chọn sự an nhàn, không đắm mình trong cảnh đẹp mà dành thời gian, tâm huyết để lo cho vận mệnh đất nước. Chữ “tình” ấy vượt lên trên cảm xúc cá nhân, trở thành tình yêu lớn lao, bao la, gắn liền với lý tưởng cách mạng. Điều đó nhắc nhở chúng ta rằng, trong tâm hồn Người, vẻ đẹp của trăng rằm hay dòng sông xuân chỉ thực sự trọn vẹn khi đất nước được độc lập, nhân dân được hạnh phúc. Câu cuối “Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền” khép lại bài thơ bằng hình ảnh đầy chất thơ: nửa đêm trở về, ánh trăng tròn rực rỡ chiếu đầy thuyền. Chữ “mãn” (đầy) không chỉ tả cảnh trăng sáng mà còn gợi lên cảm giác viên mãn trong lòng người thi sĩ. Sau những giờ phút căng thẳng bàn việc quân, Người trở về với tâm trạng thanh thản, lạc quan. “Tình” ở đây là sự hòa quyện giữa con người và thiên nhiên, giữa trách nhiệm và niềm vui sống, giữa lý tưởng và thực tại. Đó là cái “tình” của một tâm hồn lớn, luôn hướng về phía trước dù hoàn cảnh có gian nan đến đâu.

Câu thơ cuối hẳn có chút gợi cho chúng ta nhớ câu thơ “Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền” trong bài Phong kiều dạ bạc nổi tiếng của Trương Kế. Sự tiếp thu và phát triển tứ thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh đạt đến một tầm cao mới: Nếu ở một bến vắng Cô Tô bất chợt nghe tiếng chuông chùa vọng đến thì với Chủ tịch Hồ Chí Minh, trăng đầy thuyền chính là sự cảm nhận của Người. Điều đó cho thấy, vì tâm hồn của nhà cách mạng, của thi sĩ thực sự rung động nên Người mới thấy rõ trăng đã đầy thuyền.

Không chỉ vậy, chữ “tình” trong bài thơ Nguyên tiêu còn thấy rõ các đồng chí đang cùng gánh vác việc nước, điều khác với nhiều bài thơ nổi tiếng khác liên quan đến trăng, gần như chỉ có chính tác giả nhìn ngắm và cảm nhận được ánh trăng. Bởi “thâm xứ bàn quân sự” không thể chỉ có một mình mà phải gồm nhiều người và những người đó có sự gắn bó sâu sắc với Bác, không chỉ trong công tác, trong hoạt động mà còn trong sinh hoạt. Trong bối cảnh đó, chúng ta hiểu Người có thái độ thân ái, chan hòa với mọi người, như những người thong dong ngắm trăng thưởng cảnh. Ngay cả việc khi Người đọc xong bài tiếng Hán thì đã đề nghị đồng chí Xuân Thủy dịch, rồi nhắc khéo chi tiết thiếu một chữ “xuân” trong bản dịch đầu tiên cũng cho thấy Người rất cởi mở, tình cảm. Nên với bối cảnh ra đời bài thơ và việc ra đời các bản dịch của đồng chí Xuân Thủy cũng đã bật lên một chữ “tình” sâu đậm, tha thiết của Người rồi!

Chính vì vậy, xét rộng hơn, chữ “tình” trong bài thơ Nguyên tiêu còn phản ánh phong cách thơ ca đặc trưng của Chủ tịch Hồ Chí Minh – sự kết hợp giữa cổ điển và hiện đại, giữa tinh thần thép và tâm hồn thi sĩ. Bài thơ được viết bằng chữ Hán, theo thể thơ Đường luật chặt chẽ, mang âm hưởng của văn học cổ điển phương Đông. Tuy nhiên, nội dung lại rất hiện đại, gắn liền với thực tại cách mạng và tâm tư của người chiến sĩ cộng sản. Chữ “tình” vì thế không chỉ là cảm xúc lãng mạn kiểu cổ nhân mà còn là biểu hiện của tinh thần thời đại – tinh thần của một con người vừa yêu thiên nhiên, vừa nặng lòng với dân tộc.

Ngày nay, khi đất nước đã hòa bình và phát triển, bài thơ Nguyên tiêu và chữ “tình” trong bài thơ vẫn mang những giá trị thời sự sâu sắc. Chúng ta đang sống trong thời đại mới, với những thách thức của toàn cầu hóa, biến đổi khí hậu và sự phát triển nhanh chóng của công nghệ. Trong bối cảnh ấy, “tình” của Chủ tịch Hồ Chí Minh là bài học lớn về tình yêu thiên nhiên, tình yêu đất nước, với đồng chí, đồng nghiệp và trách nhiệm với cộng đồng.

Trúc Giang

Bình luận (0)