Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Chú trọng giáo dục thể chất cho học sinh trong nhà trường

Tạp Chí Giáo Dục

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4

Sức khỏe là vốn quí nhất của con người. Có sức khỏe thì người ta mới có điều kiện học tập, lao động tốt, cống hiến trí tuệ, tài năng của mình cho đất nước. Sức khỏe không phải ngẫu nhiên có được mà chủ yếu do quá trình rèn luyện và hoàn cảnh sống của mỗi người. Trong nhà trường, học sinh (HS) chẳng những được học tập tri thức văn hóa mà còn được giáo dục về thể chất nhằm đào tạo thế hệ trẻ thành những con người phát triển toàn diện, vừa “hồng”, vừa “chuyên”. Đây cũng là mục tiêu giáo dục của nhà trường XHCN của chúng ta.

Đối với HS, sức khỏe là một đảm bảo cho quá trình học tập. Trong nhà trường, giáo dục thể chất cũng là một trong những nội dung chương trình giảng dạy; trong đó môn thể dục là một môn học chính khóa nhằm góp phần rèn luyện thể chất cho HS. Tuy nhiên, có thể nói, hiện nay trong nhà trường phổ thông nói chung và ở bậc tiểu học nói riêng, công tác giáo dục thể chất cho HS chưa được coi trọng đúng mức, thậm chí còn có những quan niệm, nhận thức mơ hồ như khi người giáo viên chỉ chú trọng việc dạy chữ mà chưa chú ý uốn nắn cho các em những thói quen xấu trong sinh hoạt học tập (tư thế, vị trí ngồi, mang cặp đựng rất nhiều sách vở…). Có lẽ vì thế mà trong những năm gần đây, số HS bị vẹo cột sống, bị lác mắt (nhìn không chuẩn – do ngồi nhiều ở một vị trí không đổi, ánh sáng yếu)… đang có xu hướng gia tăng. Theo thống kê của Bộ Y tế, tỉ lệ vẹo cột sống ở HS phổ thông chiếm tới 27,6% (trong đó bậc tiểu học chiếm 17,1%, THCS là 30%, THPT 40,3%). Như vậy, qua số liệu trên cho ta thấy số HS THPT bị vẹo cột sống là khá cao, trong khi đó việc chữa bệnh đối với HS bậc THPT thường khó khăn hơn bậc tiểu học… Nếu một giáo viên có trách nhiệm, quan tâm tới sức khỏe HS thì một khi HS ngồi không ngay ngắn, sai lệch là phải chỉnh sửa, uốn nắn kịp thời; hoặc trong quá trình giảng dạy cần thay đổi vị trí ngồi cho các em, để tránh bệnh về mắt sau này…

Nói tóm lại, giáo dục thể chất cho HS là một nhiệm vụ công tác quan trọng của nhà trường phổ thông cũng như đối với mỗi thầy cô giáo. Và là một trong 5 mặt chất lượng giáo dục của nhà trường: đức- trí – lao – thể- mỹ;  nhằm góp phần đào tạo thế hệ trẻ trở thành những lớp người vừa có trình độ văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ, vừa có một thể chất khỏe mạnh hài hòa.

Krông Năng, tháng 8-2008

Nguyễn Trọng Đồng

(Trường THCS Phú Lộc, Krông Năng, Đắk Lắk)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)