Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Chú trọng hỗ trợ tâm lý cho học sinh

Tạp Chí Giáo Dục

Hc trc tuyến kéo dài, nhà quá lâu, hc sinh có nguy cơ b tn thương sc khe th cht và tâm thn, nht là vi đi tưng hc sinh yếu thế. Đ nâng đ, chăm sóc sc khe tâm thn cho hc sinh, các trưng hc ti TP.HCM đã đi mi hot đng ca phòng tư vn tâm lý, kp thi h tr các em.


Thi gian qua, nhiu trưng hc ti TP.HCM đã xây dng các gii pháp h tr tâm lý cho hc sinh (nh minh ha)

Nhng lá thư cn đưc h tr

“Hiện tại nhà em ở trọ, kinh tế khó khăn nên em chưa dám xin ba mẹ mua điện thoại, mà nếu không có điện thoại thì em không có máy để học trực tuyến. Em sợ học trực tuyến khó hiểu và khó nắm bài học…”, chia sẻ này được N. – học sinh lớp 10 Trường THPT Nguyễn Hữu Thọ (Q.4) gửi về phòng tư vấn tâm lý nhà trường vào đầu năm học để xin lời khuyên. Ngay khi tiếp nhận câu chuyện, giáo viên tư vấn tâm lý của trường đã kịp thời gửi mail động viên học sinh cố gắng, cùng ngồi xuống nói chuyện với ba mẹ. Nếu quá khó khăn, học sinh mạnh dạn chia sẻ với nhà trường, thầy cô để được giúp đỡ. Thầy Đỗ Đình Đảo (Hiệu trưởng nhà trường) cho hay, ngay từ đầu năm học, xác định việc học trực tuyến và dịch bệnh kéo dài sẽ tác động đến tâm lý học sinh, nhất là học sinh đầu cấp, học sinh khó khăn, chịu ảnh hưởng nhiều của dịch bệnh, phòng tư vấn tâm lý nhà trường đã xây dựng kế hoạch hoạt động, đẩy mạnh trên nền tảng trực tuyến. Các hoạt động mở ra cơ hội để học sinh được chia sẻ những câu chuyện, cảm xúc của lứa tuổi học trò, những khó khăn trong học tập, cuộc sống, trở ngại trong mùa dịch… Nhiều câu chuyện được học sinh cởi mở chia sẻ. Chuyên gia tư vấn bao gồm giáo viên tư vấn tâm lý nhà trường, giảng viên tâm lý của các trường ĐH trực tiếp tư vấn qua mail, chậm nhất trong thời gian 7 ngày sau khi nhận được thư của học sinh.

Tương tự, giữa tháng 10-2021, cô Lê Thị Bích Hạnh (giáo viên tư vấn tâm lý Trường THPT Lê Trọng Tấn, Q.Tân Phú) nhận được lá thư của một học sinh gửi về phòng tư vấn tâm lý nhà trường. Lá thư có đoạn: “Do dịch bệnh, mẹ em không đi làm được, mẹ như đang mất dần sức sống, không muốn làm những việc mình thích trước đó như tập yoga mỗi ngày. Em vừa được biết mẹ đang mắc bệnh trầm cảm. Cô cho em lời khuyên để đưa mẹ ra khỏi căn bệnh đó và giúp mẹ cảm thấy tốt hơn”. Trước chia sẻ này, cô Hạnh tư vấn học sinh tìm hiểu thêm về vấn đề mà gia đình đang gặp phải, đồng thời đưa ra một số vấn đề khác như mất việc, khủng hoảng trung niên mà mẹ có thể gặp; vạch ra các tình huống hỗ trợ nếu bị trầm cảm thì nên làm gì để hỗ trợ mẹ, nếu mẹ gặp phải các vấn đề kia thì nên làm gì… “Sau vài buổi nói chuyện, em học sinh cũng biết cách chia sẻ, gần gũi, nói chuyện, tình trạng phụ huynh đã tốt hơn”, cô Hạnh nói.

Theo cô Hạnh, đây chỉ là một trong nhiều câu chuyện được học sinh chia sẻ trong thời gian học trực tuyến do dịch bệnh, bao gồm những lo âu, mâu thuẫn trong gia đình, vấn đề học tập, lý tưởng… Nhiều phụ huynh cũng gửi băn khoăn về phòng tư vấn tâm lý, lo lắng về hướng nghiệp, về cách giao tiếp của con khi học trực tuyến ở nhà. “Ngay từ đầu năm học, tôi đã gửi các thông tin về sự hỗ trợ của phòng tư vấn tâm lý đến giáo viên chủ nhiệm để phổ biến cho học sinh. Bằng cách thức gửi mail, học sinh mạnh dạn đưa ra những vấn đề mà các em gặp phải. Thông thường, với mỗi trường hợp của học sinh, tôi mất khoảng 4 phiên làm việc, trò chuyện cùng các em. Nêu ra tất cả những tình huống, đặt ra các câu hỏi để giúp học sinh nhận thức lại vấn đề, chia sẻ những kênh thông tin để các em hiểu rõ mọi chuyện, từ đó cùng tìm ra giải pháp phù hợp nhất. Trên hết, nhu cầu của học sinh là được lắng nghe, chia sẻ và đồng cảm, chỉ sau vài buổi nói chuyện, các em sẽ thấy tốt hơn”, cô Hạnh bày tỏ.

Nâng đ tâm lý cho hc sinh khi tr li trưng

Xây dựng mạng lưới hỗ trợ tâm lý trực tuyến gồm ban giám hiệu, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, giáo viên tâm lý, chuyên gia tâm lý; tổ chức chuyên đề, kỹ năng sống online cho học sinh theo hình thức tự đăng ký; phát tờ rơi về cẩm nang chăm sóc sức khỏe tinh thần mùa dịch cho học sinh… là những cách thức hỗ trợ tâm lý học sinh học trực tuyến được Trường THPT Tây Thạnh (Q.Tân Phú) thực hiện thời gian qua và mang lại hiệu ứng tích cực. “Qua giáo viên chủ nhiệm, giáo viên tư vấn tâm lý nắm bắt những khó khăn tâm lý của học sinh để kịp thời hỗ trợ. Giới thiệu, chuyển đến chuyên gia tâm lý bên ngoài nếu có trường hợp cần can thiệp sâu”, cô Nguyễn Thị Hường (giáo viên tư vấn tâm lý của Trường THPT Tây Thạnh) chia sẻ.

Đặc biệt, với học sinh yếu thế, cô Hường cho hay nhà trường xây dựng chiến lược tư vấn tâm lý riêng để hỗ trợ. Cụ thể, với học sinh hòa nhập, giáo viên tư vấn tâm lý lập các nhóm phụ huynh để kịp thời nắm bắt và hỗ trợ những khó khăn về tâm lý cho các em; học sinh nhiễm Covid-19 hoặc có người thân mất vì Covid-19, ngoài hỗ trợ về vật chất và tinh thần, giáo viên tư vấn tâm lý còn phối hợp với giáo viên chủ nhiệm theo dõi để kịp thời hỗ trợ khi cần thiết. Bộ phận tâm lý học đường thực hiện khảo sát thực trạng sức khỏe tâm thần của học sinh toàn trường; khảo sát tâm lý học sinh khi đi học lại trong điều kiện bình thường mới… Qua đó kịp thời nắm bắt tình hình sức khỏe tâm thần học sinh để sàng lọc và lên kế hoạch phối hợp, hỗ trợ các em.

Theo cô Hường, học trực tuyến trong thời gian dài, khi đến trường các em sẽ khó thích ứng về nhịp sinh học và chưa có sự chuẩn bị về mặt tâm lý. Cạnh đó là cảm giác lo sợ khi dịch bệnh vẫn còn phức tạp. Đặc biệt, một số học sinh có thể bị cô lập và thiếu các kỹ năng tương tác xã hội. “Khi học sinh trở lại trường, phòng tư vấn tâm lý nhà trường sẽ xây dựng các chương trình kỹ năng cho học sinh, hỗ trợ các em bắt nhịp với thực tế”, cô Hường chia sẻ.

“Lắng nghe – Tôn trọng – Bảo mật” là phương châm hoạt động của phòng tư vấn tâm lý Trường THPT Nguyễn Hữu Thọ (Q.4). Ngay từ đầu năm học, trước những khó khăn của học sinh khi học trực tuyến, phòng tư vấn tâm lý nhà trường đã xây dựng chiến lược hoạt động bằng hình thức trực tuyến thông qua trang fanpage nhà trường. Các buổi tọa đàm tâm lý theo hình thức livestream về việc học trực tuyến đã được tổ chức, tạo sân chơi và kịp thời gỡ khó cho học sinh các vấn đề liên quan khi học trực tuyến. “Khi học sinh trở lại trường, nội dung tư vấn tâm lý sẽ được nhà trường tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa qua đa dạng các hoạt động, vừa tạo sân chơi, vừa giúp học sinh bước qua những khó khăn sau thời gian dài học trực tuyến và tác động của dịch bệnh”, đại diện nhà trường cho biết.

Song song hỗ trợ tâm lý từ đội ngũ tư vấn tâm lý, nhiều trường học sẽ xây dựng các tổ học sinh tự quản khi các em trở lại trường. Các tổ này có nhiệm vụ hỗ trợ nhau cùng học tập, nhắc nhở ý thức phòng dịch và kịp thời tương trợ khi gặp vấn đề về tâm lý. “Hơn hết, các em luôn có xu hướng cởi mở, gần gũi hơn với bạn bè, nhất là với những khó khăn, vấn đề mà mình đang gặp phải. Nhà trường sẽ chia các tổ học sinh để học sinh cùng hỗ trợ, giúp đỡ nhau cũng như kịp thời thông báo cho giáo viên chủ nhiệm và nhà trường những vấn đề khó để cùng hỗ trợ”, cô Vũ Thị Ngọc Dung (Hiệu trưởng Trường THPT Bùi Thị Xuân, Q.1) chia sẻ.

Bài, ảnh: Thành Nam

 

Bình luận (0)