Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Chú trọng phát triển thể thao học đường

Tạp Chí Giáo Dục

Giáo dc th cht là mt trong nhng mc tiêu giáo dc toàn din ca Đng và Nhà nưc ta, và nm trong h thng giáo dc quc dân. Đó là hot đng có th đưc hiu là “quá trình sư phm nhm giáo dc và đào to thế h tr, hoàn thin v th cht và nhân cách, nâng cao kh năng làm vic, và kéo dài tui th ca con ngưi”.


Nhà trưng và giáo viên cn khuyến khích hc sinh tham gia nhiu môn th thao như bóng đá, bóng r, bóng chuyn…, tùy theo điu kin th cht, sc khe và s yêu thích ca bn thân (nh minh ha). Ảnh: T.L

Trong giáo dục thể chất ở nhà trường, hoạt động thể thao lâu nay chưa được quan tâm và đầu tư đúng mức, điều có phần khác so với nhiều nước trên thế giới.

Vai trò ca th thao hc đưng

Giáo dục thể chất cũng như các loại hình giáo dục khác, là quá trình sư phạm với đầy đủ đặc điểm của nó, có vai trò chủ đạo của nhà sư phạm, tổ chức hoạt động của nhà sư phạm phù hợp với học sinh với nguyên tắc sư phạm. Theo đó, giáo dục thể chất chia thành hai mặt tương đối độc lập: Dạy học động tác (giáo dưỡng thể chất) và giáo dục tố chất thể lực. Trong hệ thống giáo dục, nội dung đặc trưng của giáo dục thể chất được gắn liền với giáo dục, trí dục, đức dục, mỹ dục và giáo dục lao động.

Giáo dục thể chất là một lĩnh vực thể dục thể thao (TDTT) xã hội với nhiệm vụ: “Phát triển toàn diện các tố chất thể lực, và trên cơ sở đó phát triển các năng lực thể chất, bảo đảm hoàn thiện thể hình, củng cố sức khỏe, hình thành theo hệ thống và tiến hành hoàn thiện đến mức cần thiết các kỹ năng và kỹ xảo quan trọng cho cuộc sống”. Đồng thời chương trình giáo dục thể chất trong nhà trường sau bậc trung học còn nhằm giải quyết các nhiệm vụ giáo dục, đó là: “Trang bị kiến thức, kỹ năng và rèn luyện thể lực cho học sinh”. Nội dung chương trình giáo dục thể chất ở các trường được tiến hành trong cả quá trình học tập của học sinh trong nhà trường thông qua các giờ học TDTT chính khóa, như tiếp thu được các kỹ thuật động tác TDTT, học và chơi được một số môn thể thao, được tham gia rèn luyện, thi đấu… Bên cạnh đó, giờ học ngoại khóa nhằm củng cố và hoàn thiện các bài học chính khóa và được tiến hành vào giờ tự học của học sinh, hay dưới sự hướng dẫn của giáo viên TDTT, hướng dẫn viên, như luyện tập trong các câu lạc bộ, các giải thi đấu trong và ngoài trường được tổ chức hàng năm, các bài tập thể dục chống mệt mỏi hàng ngày cũng như giờ tự luyện tập của học sinh, phong trào tự tập luyện rèn luyện thân thể. Các hoạt động TDTT trong nhà trường có mục tiêu chính là: Xúc tiến quá trình đào tạo năng lực đạt thành tích trong thể chất và thể thao của học sinh, phát triển các tố chất thể lực, phát triển năng lực tâm lý, tạo ý thức tập luyện TDTT thường xuyên, giáo dục được đức tính cơ bản và lòng nhân đạo cho người học. Đây là đòi hỏi quan trọng của hoạt động giáo dục để bảo đảm giáo dục toàn diện cả văn, trí, đức, thể, mỹ cho học sinh.

Ích li ca hot đng th thao hc đưng

Trước hết, đó là hoạt động tạo ra một cơ thể khỏe mạnh, linh hoạt, làm tiền đề quan trọng cho sự phát triển của trí não, bởi khi tham gia thể thao đồng đội là hiệu quả của bài rèn luyện thể chất mà các học sinh tiếp nhận. Thông qua việc khuyến khích con em tham gia môn giáo dục thể chất, kể cả trong những hoạt động mang tính thi đua cùng các bạn, phụ huynh đang tích cực hình thành cách sống năng động cho trẻ, nhằm đẩy lùi lối sống lười vận động, góp phần phòng ngừa một số bệnh tật. Trẻ em tham gia vào các môn thể thao khi còn trẻ sẽ năng động hơn, tự tin hơn, linh hoạt hơn. Bên cạnh đó, học sinh có thể học cách làm việc nhóm, cách chơi công bằng (fair-play). Thông qua các hoạt động thể thao có tổ chức, học sinh không ngừng được học hỏi về giá trị khi làm việc tập thể, chơi thể thao theo luật và giao tiếp hiệu quả. Những môn thể thao đội nhóm giúp các em nâng cao khả năng hòa nhập với cộng đồng, gắn kết bền chặt với bạn bè cùng trang lứa và rèn luyện tinh thần đồng đội khi làm việc trong môi trường tập thể. Đồng thời, TDTT có tổ chức sẽ tạo cho các em cơ hội gặp gỡ những bạn quan tâm cùng hoạt động, cùng sở thích và thêm cơ hội tiếp cận bạn bè mới. Đặc biệt, hoạt động TDTT sẽ rèn tính kỷ luật, việc thiết lập mục tiêu và tính kiên trì. Thể thao luôn đòi hỏi tính kiên nhẫn và ý chí đạt đến thành công cũng như sự cam kết và tính kỷ luật khi tham gia tập luyện. Trẻ phải nỗ lực không ngừng, cam kết tuân thủ thời gian và luôn chấp hành quy định, trong nhiều trường hợp phải nỗ lực thực sự, quyết tâm thực sự, phải có “sức rướn” thực sự, tức là luôn cố gắng đến khả năng cuối cùng nhằm đạt được mục tiêu. Trong nhiều trường hợp, trẻ sẽ học được cách phân phối sức lực tùy theo động cơ và điều kiện cụ thể, cũng như học cách nhẫn nại, kiên trì nếu mục tiêu chưa đạt được.

Cuối cùng, thể thao giúp học sinh phát triển kỹ năng đối mặt với vấn đề, tức là chịu được áp lực và vượt qua các thử thách. Trong môi trường thể thao lành mạnh, thua hoặc thắng đều là dịp để học sinh trải nghiệm. Học hỏi cách đối mặt khi thua sẽ cho các em cơ hội phản ánh và nhận thấy những thay đổi có thể thực hiện nhằm đạt được kết quả tích cực trong tương lai. Các chiến thắng nếu được nhìn nhận tích cực sẽ khích lệ và truyền cảm hứng để các em nỗ lực hơn nữa. Nếu được dạy tinh thần “thắng không kiêu, bại không nản”, “thất bại là mẹ thành công” thì sẽ có bước tiến vững vàng trong cuộc sống, nhất là khi đối mặt với những tình huống bất chợt, kể cả khi thành công đến bất ngờ hay gặp thất bại nặng nề. Những kỹ năng này liên quan trực tiếp đến cuộc sống hằng ngày của các em, trong đó có việc học tập.

Các gii pháp đ phát trin th thao hc đưng

Để phát triển thể thao học đường, có một số giải pháp cần được quan tâm, áp dụng: Thứ nhất, phải xây dựng các cơ sở vật chất tốt như có các sân bóng, cầu lông, nhà thi đấu đa năng, hồ bơi… và các khu vực thể dục để học sinh có thể chơi và tập luyện thể thao một cách hiệu quả. Thứ hai, phải tạo điều kiện cho học sinh tham gia các hoạt động thể thao, trong đó nhà trường có thể tổ chức các cuộc thi TDTT, các buổi huấn luyện và những hoạt động liên quan để khuyến khích học sinh tham gia trên tinh thần lành mạnh, tiến bộ, không chạy theo thành tích, không tranh đua quá mức. Thứ ba, đào tạo đội ngũ huấn luyện viên chuyên nghiệp, nhằm giúp đưa đến cho học sinh những kiến thức và kinh nghiệm cần thiết để phát triển kỹ năng TDTT của mình; đội ngũ này phải có kiến thức sư phạm lẫn kỹ năng về TDTT thì mới thu hút, hấp dẫn được học sinh. Thứ tư, tăng cường hợp tác với các đơn vị, tổ chức về TDTT tại địa phương thông qua việc hợp tác chặt chẽ để cung cấp cho học sinh những khóa huấn luyện và giúp các em có thể tiếp cận với các trang thiết bị, cơ sở vật chất mới, đồng thời hỗ trợ nguồn vận động viên, nguồn người tập cho những đơn vị này. Thứ năm, khuyến khích học sinh tham gia vào các loại hình thể thao như bóng đá, cầu lông, bơi lội, bóng rổ, bóng bàn, bóng chuyền, đua xe đạp…, tùy theo điều kiện thể chất, sức khỏe, sự yêu thích để giúp các em có thêm nhiều kinh nghiệm và kiến thức mới. Thứ sáu, tạo ra môi trường thân thiện và yêu thích thể thao để khuyến khích học sinh và cả giáo viên tham gia hoạt động TDTT, tức là xây dựng các phong trào TDTT rộng rãi trong nhà trường, chính đây sẽ giúp tăng cường sự phát triển của TDTT học đường.

Nguyn Minh Hi

Bình luận (0)