Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Chú trọng tính ứng dụng của việc học môn văn

Tạp Chí Giáo Dục

Câu chuyn “hc 12 năm ng văn, viết không đúng mt lá đơn” mà báo chí va nêu thc ra không phi bây gi mi đưc nhc đến…


Mt tiết hc môn ng văn bc THPT (nh minh ha). Ảnh: Y.Hoa

Đây thực sự là một vấn đề không nhỏ, cần được nghiên cứu, phân tích, đánh giá thấu đáo để tìm ra đúng nguyên nhân và có giải pháp khắc phục hợp lý để từ đó giải quyết được những biểu hiện chưa hay, chưa tốt trong việc học môn ngữ văn cũng như việc ứng dụng nó vào cuộc sống. Có lẽ trong số các môn học, ngữ văn có kiến thức được ứng dụng nhiều nhất đối với mỗi người học. Bởi trong cuộc đời của mỗi người, thế nào cũng có lúc cần viết gì đó, mà đã viết thì phải dùng đúng tiếng Việt (đúng ngữ pháp, chính tả, đúng nghĩa…), thậm chí cần viết hay, viết khéo (ở đây bao gồm viết trên giấy và viết trên các thiết bị điện tử). Chẳng hạn, chúng ta có thể viết một bức thư dặn dò người thân làm việc gì đó, dù ngắn thì vẫn phải bảo đảm các yêu cầu ở trên; đặc biệt khi viết thư cho người quan trọng (với một người mà mình hâm mộ, người mình yêu mến…) thì lại càng phải viết đúng, viết hay. Chúng ta có thể viết các loại đơn như đơn xin nghỉ học, đơn xin việc, đơn xin nghỉ phép…; chúng ta đừng cho rằng nhiều loại đơn đã có mẫu thì mình cứ thế mà điền vào, bởi trên thực tế, nhiều trường hợp cần người viết tự thể hiện các ý của mình và người tiếp nhận cũng muốn người viết thoát ra các khuôn mẫu. Chúng ta có thể viết một số văn bản khác như bản kiểm điểm, xây dựng kế hoạch công tác hằng năm, một đề án gắn với công việc của mình, viết các biên bản trong cơ quan…, mà trong nhiều trường hợp không có mẫu sẵn, hoặc có mẫu nhưng với dung lượng lớn, không thể chỉ “điền vào chỗ trống”. Trong trường hợp nào cũng vậy, chưa đòi hỏi phải viết bay bổng, văn vẻ gì, trước nhất phải là viết đúng, viết chính xác điều mình muốn thể hiện, viết đúng ý người khác nói nhưng phải diễn lại bằng câu chữ phù hợp. Nhưng trên thực tế, điều này lại ít được nhìn nhận đầy đủ!

Như vậy, ứng dụng của môn ngữ văn được học trong chương trình phổ thông sẽ theo chúng ta từ lúc còn đang học cho đến gần cuối cuộc đời, ở nhiều môi trường, nhiều công việc, nhiều hình thức khác nhau. Nhưng tại sao có nhiều học sinh học hết 12 năm hay nhiều người khác đã từng học hết bậc phổ thông vẫn viết rất kém? Phải chăng vì họ “không có khiếu văn chương” hay chương trình giảng dạy môn học này có vấn đề? Giải đáp vấn đề này thực ra không dễ dàng nhưng có tìm được lý do xác đáng thì mới có thể khắc phục vấn đề một cách hợp lý, hiệu quả. Xin nêu ra một số nguyên nhân chủ yếu sau:

Thứ nhất, cơ cấu nội dung học trong chương trình chưa thể hiện rõ tính ứng dụng của môn học ngữ văn. Đó là phần học lý thuyết thì nhiều nhưng phần thực hành lại chưa tương xứng; trong phần thực hành, lại tập trung vào những nội dung ít tính ứng dụng. Điều này có nghĩa rằng, việc học môn ngữ văn hiện nay dường như có phần “ngược”, khi tập trung trang bị cho học sinh phương pháp cảm thụ vẻ đẹp của tác phẩm văn học mà chưa chú trọng đầy đủ việc giúp cho học sinh có thể sáng tạo hoặc hoàn thiện một số trong các loại văn bản đó, mà trước hết là các văn bản gần gũi với cuộc sống. Chẳng hạn, học sinh được học về phân tích, bình giảng thơ, đoạn văn… nhưng việc học cách tạo ra các bài thơ, các đoạn văn thì chưa nhiều; việc học tập làm văn/làm văn về miêu tả, bình luận, chứng minh… thì nhiều nhưng học cách viết hoàn chỉnh những văn bản dùng thường xuyên trong cuộc sống thì lại ít, cả về lý thuyết lẫn thực hành…

Thứ hai, chương trình giảng dạy dường như có sự thiếu hợp lý ở nội dung dạy về các phong cách ngôn ngữ văn bản và việc sáng tạo các văn bản gắn với phong cách ấy. Hầu hết học sinh đều biết có 6 phong cách ngôn ngữ là phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, phong cách ngôn ngữ báo chí, phong cách ngôn ngữ chính luận, phong cách ngôn ngữ hành chính, phong cách ngôn ngữ khoa học, nhưng việc sáng tạo ra các tác phẩm thuộc phong cách ấy thì rất hạn chế. Thậm chí, có những phong cách ngôn ngữ chỉ học lý thuyết và thực hành bằng cách nhận diện chứ bản thân học sinh không được trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm ở phong cách đó, như các tác phẩm thuộc phong cách ngôn ngữ báo chí, chính luận, khoa học…

Thứ ba, hiện có quá nhiều bài văn mẫu nên sự sao chép diễn ra phổ biến dẫn đến lệ thuộc văn bản có sẵn trong một bộ phận đáng kể học sinh, từ đó khi không có văn bản mẫu thì không thể viết được. Hiện nay, học sinh ngày càng thực hiện việc sao chép dễ dàng hơn trước, khi bên cạnh các sách tham khảo thì các bài văn có sẵn tràn lan trên mạng. Sự sao chép thường xuyên đó dẫn đến lệ thuộc và sự “ỳ” về tâm lý, làm hạn chế sự độc lập và chủ động, không chỉ trong việc sáng tác các tác phẩm có tính sáng tạo mà cả trong việc hoàn chỉnh các văn bản đã có mẫu sẵn. Thậm chí trong nhiều trường hợp, học sinh chỉ việc lấy nguyên một văn bản/đoạn văn/bài văn trên mạng về, sửa vài chi tiết thì coi như mình đã viết xong bài, tức là không có sự thực hành nào đúng nghĩa.

Thứ tư, bản thân các giáo viên chưa chú trọng đúng mức trong việc giúp cho học sinh có nhận thức đầy đủ về việc ứng dụng từ kiến thức và kỹ năng đã học. Đôi khi, giáo viên cứ dạy theo chương trình nhưng còn kiến thức đó để làm gì trong thực tế không được truyền đạt phù hợp nên việc rèn kỹ năng cho học sinh cũng hạn chế, từ đó làm học sinh khó có thể ứng dụng tốt khi gặp tình huống cụ thể. Thậm chí, có giáo viên chỉ nói lý thuyết suông, khi bản thân cần soạn một văn bản (nhất là văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ hành chính như công văn, kế hoạch, báo cáo… hoặc phong cách khoa học như một tham luận khoa học, một đề án nhỏ…) thì cũng lúng túng hoặc thực hiện không tốt.

Thứ năm, việc học sinh xem nhiều truyện tranh cũng có tác động đáng kể đến việc viết nói chung và viết một số loại văn bản thường dùng nói riêng. Truyện tranh có đặc điểm là viết các câu ngắn, có khi thiếu chủ ngữ hoặc vị ngữ, hay dùng nhiều câu đơn giản, ít có các thành tố khác như trạng ngữ, bổ ngữ… Không chỉ vậy, ngôn ngữ trong truyện tranh đều là văn nói nên khi học sinh đọc nhiều, lâu ngày bị thấm dần và tác động đến khả năng sử dụng ngôn ngữ cũng như kỹ năng viết. Từ đó việc viết những câu “nhát gừng” hoặc nói những lời “nhát gừng” không phải do thói quen mà còn do sự nghèo nàn về ngôn ngữ, nghèo nàn về ý tưởng.

Từ những nguyên nhân đó, các giải pháp khắc phục về mặt chương trình giảng dạy e không dễ thực hiện, cũng như việc cải tiến sách giáo khoa môn ngữ văn theo hướng tăng tính ứng dụng sẽ khó triển khai nhưng trong cách giảng dạy của giáo viên thì có thể thay đổi ngay. Trên hết vẫn là cần xác định cho học sinh hiểu rõ tính ứng dụng của các bài học, nhất là khi học về các loại văn bản. Cần thoát việc học môn ngữ văn chẳng qua để thi tốt nghiệp THPT mà phải gắn việc học với việc áp dụng nó vào thực tiễn. Sau nữa là phải tăng hoạt động thực hành, nếu thời gian trên lớp không đủ thì cho bài tập về nhà, đồng thời thực hiện “thực hành nhắc lại” tức là thực hành lại bài cũ. Các loại văn bản thường dùng càng phổ biến thì càng cần thực hành kỹ hơn (như đơn, thư…). Cần phải gắn thực hành văn bản với thực hành sử dụng tiếng Việt, tức là giáo viên phải uốn nắn học sinh trong việc hoàn chỉnh một văn bản cả ở khía cạnh sử dụng câu, từ, chính tả trong văn bản đó. Cuối cùng, việc kiểm tra, đánh giá cũng bám sát các yêu cầu trên, giảm những loại bài yêu cầu phân tích, bình giảng, chứng minh…, nhất là trong kiểm tra thường xuyên trên lớp.

Nguyn Minh Hi

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)