Y tế - Văn hóaThư giãn

Chữ và nghĩa: Trò nhỏ mang chí lớn

Tạp Chí Giáo Dục

Trần Cao Vân người làng Tư Phú, tổng Đa Hòa, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Cha là Trần Công Trực, một nhà nho không đỗ đạt. Lúc nhỏ, Trần Cao Vân có tên là Trần Công Thọ. Năm 13 tuổi ông học ở trường làng. Thầy giáo ngày dạy chữ, tối luyện thơ phú thêm cho học trò. Một đêm trăng sáng, lớp học đông đủ, giữa treo một cây đèn. Nhân đó thầy ra câu đối:

– Đèn treo rọi sáng bốn phương trời.

Trần Cao Vân là học trò nhỏ tuổi nhất nhưng là người đối trước tiên:

 Thầy khen câu đối hay, chữ giản dị nhưng đã phát tiết chí lớn.

Một lần khác, vào tháng 10 ta, Trần Cao Vân đến nghe giảng sách ở một nhà cụ cử. Buổi giảng xong, có người hàng xóm đưa đến biếu bà cụ cử mớ hành hương làm giống. Bà cụ bảo: “Hành này còn non mà tàn sớm thế này, e giống khổng mạnh(1)”. Cụ cử nghe câu nói ngụ ý hay hay, nên lấy đó ra câu đối:

Hành tàn(2) giống khổng mạnh(3)

Câu này có hai nghĩa: nghĩa đen nói giống hành khổng mạnh là không khỏe, không tốt. Nghĩa bóng chỉ đời người, khi “hành” động hay lúc thoái “tàng” (ẩn) đều phải phép theo đạo Khổng Mạnh. Trần CaoVân ứng khẩu:

Cải hóa con càn khôn(4)

Câu này cũng có hai nghĩa: nghĩa đen nói giống rau cải con đến lúc “hóa” là nảy nở xanh tốt, thì con cải này “càn khôn”, nghĩa là cây càng lớn. Nghĩa bóng là chỉ vào bầu vũ trụ, từ trời đất, núi sông đến muôn sự muôn vật luôn luôn phải tiến, phải vận động không bao giờ đứng yên một chỗ. Hễ cùng thì biến. Hễ biến thì thông. Làm người phải hành động cũng như phải sống theo sự tiến hóa ấy, cái gì thích hợp thì duy trì, không thích hợp thì đào thải. Nghĩa là tất cả những gì của đời người phải biết “cải hóa”, biết thay đổi theo cuộc tiến hóa không ngừng của sự vật, ấy là người đứng giữa “càn khôn”, cũng “càng khôn”.

Thầy cử và bạn đồng học đều khen ngợi câu đối ấy chẳng những hay về đối đáp mà còn khéo dùng thổ âm để nói được ý lớn.

                                                                                                               NGUYỄN VĂN CHƯƠNG

 
(1)        Khổng là không (tiếng Quảng Nam).

(2)        Hành tàn, tức rau hành tàn lụi đi. Mượn âm thành chữ “hành tàng”.

(3)        Khổng mạnh là không mạnh. Mượn âm nói thành ông Khổng, ông Mạnh (Khổng Tử, Mạnh Tử).

(4) Càn khôn là trời đất. Mượn âm để ghép vào câu: càng khôn, càng lớn khôn.

 

 

Bình luận (0)