Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Chữ viết thể hiện tính cách con người

Tạp Chí Giáo Dục

Nh ngày còn hc tiu hc, tôi và các bn trong lp thưng b cô giáo phê bình vì nhng bài tp làm văn viết sai chính t do không biết viết ch đúng và c viết di ca bn thân.

Theo tác gi, thy cô nên chú ý viết ch đp khi viết mu cho hc sinh, khi viết li phê. Trong nh: Giáo viên viết li phê vào s liên lc hc sinh. Ảnh: N.Trinh

1. Cô giáo thường hay đọc những bài “mẫu” này trước lớp và không quên nhấn mạnh những lỗi chúng tôi mắc phải. Chẳng hạn, có bạn xưng với ông bà là “em” vì viết chữ “con” thành chữ “em”; có bạn viết “chú” thành “chó” vì chữ  “u” viết dối trông giống chữ “o”; “ông bà” viết giống như “ông bò”… Lũ trẻ chúng tôi ngày ấy, ở một vùng nông thôn nghèo, có bạn đi học coi như là việc bắt buộc, miễn cưỡng vì gia đình khó khăn, sách vở thiếu thốn, trường lớp tuềnh toàng, thầy cô vì lương bổng thấp nên cũng có người không nhiệt tình. Chính vì vậy, việc học (và cả việc dạy) không được quan tâm và xem trọng đúng mức. Thế nên nhiều học sinh bỏ học giữa chừng sau khi đã… biết chữ mà gia đình và nhà trường cũng không động viên, khuyến khích. Nói về chữ viết, vì đi học “cầm chừng” như thế nên lũ trẻ chúng tôi đa phần không chú ý đến việc “gò” chữ. Viết dối là chuyện phổ biến. Chẳng hạn, viết thiếu nét: m thành n, t thành i, ư thành u… ; viết tháu: n thành u, e thành c, c thành l, ư thành ơ, hoặc ngược lại… Viết sai chính tả là chuyện phổ biến, có khi không thể hiểu được nội dung nói về cái gì.

2. Hiện nay, trẻ em đi học đều được gia đình và xã hội quan tâm đầy đủ. Vả lại kinh tế đã phát triển nhiều nên việc mua sắm dụng cụ, thiết bị học tập (phục vụ cho việc viết chữ như phấn, bảng, giấy, viết, con chữ rời, máy tính…) cũng dễ dàng. Vì vậy, việc luyện tập cho các em viết đúng, viết đẹp không còn là việc khó nữa. Thầy cô và phụ huynh cần chú ý bắt các em “gò” chữ của mình.

Như nhiều người nhận thấy, chữ viết cũng thể hiện tính cách rất nhiều. Những người nào viết chữ dối thường (không phải tất cả) không có tính ngăn nắp, quy củ. Những người viết chữ xấu thường không có thói quen trau chuốt cả trong ăn mặc và làm việc. Những người viết chữ đẹp thường ưa sự gọn gàng, chu đáo. Người viết chữ “rồng bay phượng múa” thường có tính phóng khoáng. Nếu coi những người viết thư pháp có đem cái “hồn” vào đấy thì chữ viết cũng nhiều khi có cái “tâm” của người viết. Hiện đã có hẳn một ngành khoa học nghiên cứu chữ viết (đặc biệt trong tâm lý học và kỹ thuật hình sự), để đánh giá một người có thói quen chữ viết như thế nào, từ đó có thể có biểu hiện tính cách ra sao, từ đó có thể lý giải hành vi, xác định động cơ, mục đích hành động… Nhiều người lấy chữ viết để “bói” hẳn có nguyên cớ (dù không phải tất cả) chứ không phải chỉ “đoán mò”. Bởi trong “bói chữ viết”, người ta đúc kết nhiều chữ viết và đi đến thống kê rằng, chữ viết nghiêng về bên phải là người có tính cách hướng ngoại, thích gặp gỡ mọi người, dễ dàng thể hiện cảm xúc của bản thân, có xu hướng quan tâm nhiều tới tương lai; chữ viết nghiêng về bên trái là người hướng nội, sống một cuộc sống thầm lặng, ghét những nơi ồn ào, thích một mình và hồi tưởng về quá khứ; chữ viết thẳng đứng là người suy nghĩ logic, sống thực tế, tính cách độc lập, khách quan, không bộc lộ cảm xúc quá nhiều ra bên ngoài; chữ viết lúc nghiêng phải lúc nghiêng trái thể hiện cảm xúc không ổn định, nhiều khi đưa ra quyết định không chính xác. Hoặc về cỡ chữ: cỡ chữ lớn thể hiện là người khó tập trung vào các chi tiết nhỏ, tính cách hướng ngoại, yêu thích sự xa hoa, sang trọng, những kế hoạch lớn, đặc biệt yêu thích những nơi náo nhiệt; cỡ chữ nhỏ là người có nhiều khả năng tập trung, tính cách hướng nội; cỡ chữ vừa phải là người giỏi sắp xếp và dễ thích nghi… Dĩ nhiên các đúc kết này chỉ mang tính tham khảo.

3. Chữ viết dù không phải là thước đo sự chuyên cần trong học tập (viết chữ đẹp không có nghĩa là học giỏi) nhưng tạo ra được một thói quen là yêu thích những gì có hình thức đẹp, có sự trật tự, chứ không xô bồ, cũng như thể hiện một thái độ học tập nghiêm túc. Vì vậy, khuyến khích học sinh luyện tập chữ đẹp, chữ đúng (đây mới nói về đúng chính tả chứ chưa nói về đúng ngữ pháp, văn cảnh…) là việc cần thiết để các em ngay từ bé đã có được thói quen làm việc gì cũng ngăn nắp, trật tự, kỹ càng và lâu ngày dễ tạo nên tính có quy củ. Để học sinh viết dối dễ tạo cho các em sự thiếu nghiêm túc với chính mình, nhất là về hình thức. Rèn luyện chữ viết cũng là một cách rèn nhân cách.

Để học sinh viết được chữ đẹp, dĩ nhiên giáo viên cũng cần phải viết chữ đẹp, nhất là với giáo viên tiểu học. Vì điều đó sẽ tạo thành một tấm gương sáng cho học sinh noi theo, đồng thời giúp các em có một sự cảm nhận ban đầu về cái đẹp. Các thầy cô nên chú ý viết chữ đẹp khi viết mẫu cho học sinh, khi viết lời phê. Có chuyện vui kể rằng, thầy giáo nọ khi chấm bài đã phê vào bài làm của một học sinh câu gì đó. Khi mang bài làm về, cả học sinh và phụ huynh đều không hiểu là thầy giáo phê gì. Hôm sau, học sinh đó phải mang bài kiểm tra lại hỏi thầy thì thầy đọc là: “Trừ một điểm vì chữ viết xấu quá!”. Lúc này, thầy mới ngỡ ngàng rằng vì chữ mình cũng xấu quá nên học sinh không thể nào đọc được! Giáo viên cũng phải thường xuyên kiểm tra “vở sạch chữ đẹp” của học sinh và dùng điểm thưởng để khuyến khích những em có cố gắng, đồng thời cũng phạt những em không tập luyện. Ngoài ra, thầy cô còn phải giới thiệu những cách viết và mẫu chữ đẹp cho học sinh để các em học tập, và tất nhiên thầy cô phải là người làm gương. Bên cạnh đó, gia đình cũng nên xem việc luyện chữ đẹp cũng là một trong những cách rèn cho con em mình những thói quen tốt có ý nghĩa tích cực đến việc hình thành nhân cách của các em. Với một em không có “hoa tay” viết chữ đẹp thì gò chữ cũng là cách để các em tự nghiêm khắc với chính mình và tự đặt mình vào khuôn phép, vào kỷ luật. Và, những cuộc thi viết chữ đẹp cũng là một biện pháp tốt để giúp các em không xem nhẹ chữ viết của mình. 

4. Hiện có ý kiến cho rằng trẻ học biết viết chữ xong thì phần nhiều có thể sử dụng máy tính, nên chỉ cần viết chữ “đọc được” chứ không cần mất nhiều thời gian gò chữ đẹp. Ý kiến này thể hiện tính thực dụng của học viết chữ mà bỏ qua sự cần thiết về rèn luyện tính cách thông qua rèn chữ. Trên thực tế, dù có sử dụng máy tính thường xuyên thì trẻ vẫn phải viết tay cho đến hết bậc phổ thông, thậm chí cả bậc ĐH. Trong một số giấy tờ, người dùng vẫn phải trực tiếp viết chứ không dùng máy tính. Do đó, nếu không quan tâm rèn chữ viết để viết cho đúng, cho ngay hàng thẳng lối, cho đẹp thì rõ ràng là sẽ gặp nhiều bất lợi trong sinh hoạt, giao dịch… Khi đó, nét chữ sẽ có thể bộc lộ nhiều điều về bản thân người viết, cũng như có thể nhận được mức độ tình cảm nào đó qua cách thể hiện của mình.

Nguyn Minh Tâm

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)