Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Chú ý việc dẫn nguồn trích dẫn trong SGK

Tạp Chí Giáo Dục

Đc sách giáo khoa (SGK) môn Tiếng Vit lp 5 và môn Ng văn lp 9, tôi nhn ra vic ghi ngun ca các trích dn trong sách có đim khác nhau. S khác nhau này không rõ là do quan đim ca ngưi son sách hay do vi la tui hc sinh khác nhau thì s trích dn cũng khác cho phù hp.

Mt s hình nh v cách ghi ngun trong sách Tiếng Vit lp 5, tp 2

Một số thí dụ về việc dẫn nguồn trích dẫn trong SGK môn Tiếng Việt lớp 5 tập 2, tái bản lần thứ 11, ấn hành vào tháng 1-2017 (việc dẫn lại cách ghi ở đây chủ yếu nói về cách thức dẫn nguồn, chứ không chép đúng hình thức thể hiện ở cách viết hoa, viết chữ in, viết nghiêng hay đậm…): Thứ nhất, bài Người công dân số Một, ghi là “Theo Hà Văn Cầu – Vũ Đình Phòng” (trang 4-5); thứ hai, bài Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực, không ghi nguồn (trang 6); thứ ba, bài Làm việc cho cả ba thời, ghi là “Truyện vui dân gian thế giới” (trang 7); thứ tư, câu hỏi số 1 của phần Luyện tập ở trang 13 và 14 có 3 câu thì cách ghi nguồn cũng khác nhau: câu 1 ghi là “Hồ Chí Minh”, câu 2 ghi là “Theo Nguyên Ngọc”, câu 3 ghi là “Trần Hoài Dương”.

Về cơ bản, trong sách này, cách dẫn nguồn đều được thực hiện theo một trong các hình thức ở trên, trong đó cách ghi ở trường hợp đầu tiên là phổ biến nhất. Với những cách dẫn nguồn này, ta có thể hiểu, ghi “theo…” (tiếp theo là sách hoặc tác giả) có nghĩa là người làm sách mượn không hoàn toàn nguyên văn từ một tác giả hoặc một tác phẩm nào đó, tức là có thể có biên tập một chút cho phù hợp với lứa tuổi mà người làm sách muốn hướng tới. Còn với cách dẫn nguồn ghi rõ tác giả hoặc tác phẩm mà không có chữ “theo” thì có thể hiểu là trích dẫn nguyên văn. Chỗ nào không ghi nguồn thì có thể do người soạn sách viết và chỉ dùng trong cuốn sách này.

Chúng tôi cho rằng, người soạn SGK có thể không trích dẫn nguyên văn của một tác phẩm hoặc một phần của tác phẩm, vì trong phần trích đó có thể có những chữ, từ, ý, cách diễn đạt, kể cả dấu câu, chưa thật sự phù hợp với học sinh của một lứa tuổi nào đó. Dĩ nhiên, đây là nhìn nhận chủ quan của người soạn sách; nếu thật sự khoa học thì nên chọn tác phẩm hoặc đoạn trích của tác phẩm nào hoàn toàn phù hợp với học sinh lứa tuổi đó và không nên thay đổi từ ngữ hay cách thức diễn đạt. Đó là sự khách quan và trung thực của người trích dẫn. Nhưng sự trung thực hơn cả là phải trích dẫn đầy đủ. Theo quy cách dẫn nguồn trong các công trình khoa học, các bài báo, các văn bản…, thì các yếu tố sau phải bảo đảm: tên tác phẩm, tên tác giả, nhà xuất bản, năm xuất bản; ngoài ra, có thể có thêm thông tin như tác phẩm thuộc bản được in (tái bản) lần thứ mấy, nội dung trích dẫn nằm ở trang nào, nếu đã trích nguyên văn mà có chi tiết có thể gây ngộ nhận rằng người trích đã trích sai thì phải ghi rõ (bằng chữ (sic), viết đầy đủ là sic erat scriptum, nghĩa là “nó được viết như thế” hay “đúng như nguyên văn”)…

Vic dn ngun nghiêm túc cũng là mt hình thc giáo dc hc sinh, bi tp cho các em thói quen tiếp nhn và trích dn các văn bn, tài liu, đon trích có ngun gc hn hoi, rõ ràng, chính xác.

Với SGK bậc tiểu học, có thể lược thêm yếu tố nhà xuất bản, năm xuất bản nhưng ở cuối sách nên có liệt kê các tác phẩm được trích dẫn với đầy đủ các chi tiết. Bởi việc dẫn nguồn đầy đủ là một sự xác tín nội dung mà SGK trích dẫn, bảo đảm các câu chữ đó là nguyên văn, hoặc khi lấy ra một câu, một đoạn dẫn đến cách hiểu có thể sai lệch so với tác phẩm gốc thì người đọc cũng còn biết tác phẩm gốc ở đâu để đối chiếu. Bên cạnh đó, trích dẫn với các thông tin đầy đủ cũng là thể hiện sự tôn trọng đối với tác giả. Trong khi đó, sách Ngữ văn lớp 9 thì khắc phục được một số điểm trong hạn chế về dẫn nguồn, như trong một số bài trích cho ghi rõ tác giả, tên tác phẩm, nhà xuất bản, năm xuất bản, với bài báo thì có tên tác giả, tên bài báo, tên báo và ngày phát hành. Nhưng ở nhiều chỗ, đoạn trích, câu trích vẫn còn ghi tên tác giả hoặc “theo…” (tác giả nào đó) mà không cho tên tác phẩm hoặc ghi “theo…” (tác phẩm nào đó), cũng có khi có tên tác giả, tên tác phẩm mà không có năm xuất bản và nhà xuất bản. Tức là, về cơ bản, cách ghi nguồn vẫn chưa thống nhất một cách xuyên suốt trong cả cuốn sách.

Việc một tác phẩm được trích dẫn đưa vào SGK có thể là một niềm vinh dự cho tác giả, bởi tuyệt đại đa số những phần trích đó đều mang một nội dung nào đó tích cực, như có thể là một đoạn trích (hoặc tác phẩm) hay, một câu diễn đạt gãy gọn, mạch lạc, các thông tin thực sự đúng đắn hoặc nội dung có ý nghĩa giáo dục phù hợp… Nhưng để bảo đảm tính khách quan, trung thực và cả tính khoa học, các trích dẫn cần được ghi nguồn đầy đủ, chính xác. Bên cạnh đó, việc dẫn nguồn nghiêm túc cũng là một hình thức giáo dục học sinh, bởi tập cho các em thói quen tiếp nhận và trích dẫn các văn bản, tài liệu, đoạn trích có nguồn gốc hẳn hoi, rõ ràng, chính xác. Qua đó, học sinh sẽ dần tránh được thói quen trích dẫn tùy tiện, nhất là góp phần hạn chế việc sử dụng tài liệu của người khác mà không ghi nguồn, vẫn hay được gọi là “đạo văn”.

Việc dẫn nguồn tài liệu một cách đầy đủ đối với các đoạn trích hay các tác phẩm có thể được xem là một “việc nhỏ” nhưng thể hiện sự chỉn chu trong việc soạn thảo một văn bản, một tác phẩm, nhất là với SGK, vốn lâu nay được coi là “có tính pháp lệnh”. Nên các nhà soạn SGK phải thực sự quan tâm, không được xem nhẹ, dù bất kỳ lý do gì!

ThS. Nguyn Minh Hi

 

Bình luận (0)