Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Chữa bệnh không dùng thuốc

Tạp Chí Giáo Dục

Đó là phương pháp điu tr ln đu tiên trên cc đang đưc áp dng ti Phòng khám Tâm lý lâm sàng, Bnh vin Qun 2, TP.HCM t năm 2016 đến nay

Th.S Hoài Yến (trái) và Th.S Hng Nhã chia s v công vic cha bnh không cn thuc ca mình

Sử dụng liệu pháp tâm lý, trò chuyện để hiểu và đồng cảm vấn đề của bệnh nhân, các bác sĩ tại phòng khám đã giúp rất nhiều bệnh nhân vượt qua được những cơn đau về thể xác và tinh thần.

“Bác sĩ ơi, giúp cháu chăm hc hơn”

Đó là câu cầu cứu của rất nhiều bậc phụ huynh khi đưa con em mình đến phòng khám. Với mong muốn các bác sĩ tại đây làm cách nào đó giúp con em mình học thật hăng say để thi đậu vào những trường danh tiếng như bạn bè.

Theo Th.S Nguyễn Hồng Nhã – Chuyên gia tâm lý học đường, Khoa tâm lý lâm sàng, Bệnh viện Quận 2 chia sẻ, thông thường các em học sinh bậc THPT là đối tượng mà phòng khám đang điều trị. Vấn đề ở đây chính là sự kỳ vọng quá mức của gia đình đối với các em mà không chịu lắng nghe bản thân các em đang mong muốn điều gì. “Lâu dần sự kỳ vọng đó trở thành áp lực cho các em, mâu thuẫn nảy sinh giữa cha mẹ và con cái mà không thể tìm được tiếng nói chung khi cha mẹ thì bắt con học còn con thì dửng dưng”.

Trước những “ca” này, Th.S Hồng Nhã cho biết, chuyên gia tâm lý sẽ phải trò chuyện với cả cha mẹ và con cái. Dần dần cởi từng nút thắt của phụ huynh, của các em. Làm sao để dung hòa giữa ước muốn của cha mẹ và khả năng, mong muốn của các em.

Ngoài ra, Th.S Hồng Nhã còn chia sẻ, có những bệnh nhân trẻ tìm đến phòng khám khi bị… thất tình với mong muốn các bác sĩ làm sao để người kia yêu họ nhiều hơn, quay trở về với họ. “Điều này là không thể. Các chuyên gia tâm lý chỉ trò chuyện để giúp họ nhận ra giới hạn của mối quan hệ. Điều gì khiến người kia từ chối mối quan hệ đó… Khi họ nhận ra vấn đề rồi thì bản thân họ sẽ tự tìm ra cách giải quyết” – Th.S Nhã nói.

Tiu đưng, viêm xoang… cũng khi bng tâm lý

Th.S Phan Thị Hoài Yến – chuyên gia tâm lý, Khoa Tâm lý lâm sàng, Bệnh viện Quận 2 cho biết, bất kể bệnh gì cũng có thể điều trị bằng phương pháp tâm lý và bệnh sẽ thuyên giảm, thậm chí khỏi hoàn toàn nếu có lộ trình điều trị phù hợp.

Th.S Hoài Yến kể, có bệnh nhân bị đau viêm xoang, điều trị ròng rã 5 năm trời ở rất nhiều bệnh viện, uống rất nhiều loại thuốc nhưng tình trạng không thuyên giảm, thậm chí còn nặng hơn. Khi tìm đến phòng khám tâm lý trong tâm trạng “đường cùng” thì bệnh lại thuyên giảm. “Sau những buổi trò chuyện, tôi nhận thấy bệnh nhân có vấn đề trong quá khứ, đau khổ không dứt. Chính những đau buồn này đã khiến bệnh nhân ám ảnh, rối loạn lo âu, dẫn đến bệnh viêm xoang ngày một trầm trọng. Chỉ cần bệnh nhân cởi được nút thắt này thì bệnh sẽ thuyên giảm” – Th.S Hoài Yến nhớ lại.

Trưng hp mt bnh nhân b bnh tiu đưng, đã điu tr 3 năm nhưng bnh vn nng thêm. “Thông thưng bnh nhân tiu đưng mãn tính luôn kèm theo nhng ri lon trm cm, lo âu, bn chn không dt. Điu này li chính là xúc tác khiến bnh thêm phát trin. Chuyên gia tâm lý s trò chuyn đ bnh nhân cm thy d chu hơn, th lng bn thân hơn. Khi tâm lý thoi mái thì bnh tt cũng s dn đy lùi”. Th.S Hoài Yến cho biết!

Một trường hợp khác, cũng là bệnh nhân mà Th.S Hoài Yến tiếp nhận. Bệnh nhân bị bệnh tiểu đường, đã điều trị 3 năm nhưng bệnh vẫn nặng thêm. “Thông thường bệnh nhân tiểu đường mãn tính luôn kèm theo những rối loạn trầm cảm, lo âu, bồn chồn không dứt. Điều này lại chính là xúc tác khiến bệnh thêm phát triển. Chuyên gia tâm lý sẽ trò chuyện để bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn, thả lỏng bản thân hơn. Khi tâm lý thoải mái thì bệnh tật cũng sẽ dần đẩy lùi”.

Th.S Hoài Yến cho biết, hiện nay bệnh nhân thường chỉ mới chú trọng điều trị bằng thực thể, dùng thuốc để chữa bệnh mà không hiểu rằng, chính cảm xúc lại ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe con người. Bằng phương pháp điều trị tâm lý, bệnh nhân sẽ nhận ra bản chất của căn bệnh xuất phát từ chính những vấn đề trong cuộc sống. Cởi được những nút thắt vấn đề của bản thân mình cũng là lúc bệnh tình sẽ thuyên giảm. Tùy từng vấn đề, bệnh tình của bệnh nhân mà chuyên gia tâm lý sẽ có một lộ trình điều trị phù hợp. Mỗi buổi trò chuyện thường kéo dài 30 phút, thậm chí nặng thì 3, 4 giờ đồng hồ.

Tuy nhiên, hiệu quả điều trị là thế nhưng Th.S Hoài Yến cho biết, hiện tại người bệnh chưa nhận ra rằng chăm sóc sức khỏe tinh thần là điều hết sức bình thường trong cuộc sống. Bệnh nhân luôn e ngại khi chia sẻ vấn đề của bản thân mình với các chuyên gia tâm lý tại phòng khám. “Họ luôn quan niệm phải điều trị tâm lý nghĩa là những điều gì đó như thần kinh không bình thường, sợ bị chê cười, xa lánh. Điều này khiến quá trình điều trị cũng như hiệu quả điều trị gặp khó khăn” – Th.S Yến băn khoăn.

Bài, nh: Yến Hoa

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)