Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

“Chưa chi mà đã nhớ miền Đông”

Tạp Chí Giáo Dục

Đó là câu thơ m đu ca bài thơ “Nh min Đông” ni tiếng ca nhà thơ Xuân Min đưc sáng tác vào năm 1952. Bài thơ là mt bc tưng đài sng sng bng hình tưng thơ; là bc tranh chân thc, sinh đng cuc sng chiến đu vô cùng gian kh ca quân dân min Đông, ca chiến khu Đ oanh lit mt thi!

Càng đọc, càng ngẫm nghĩ, càng yêu quý miền Đông, thương nhớ miền Đông, cảm phục miền Đông! Bởi tác giả là một chiến sĩ, từng sống gắn bó máu thịt với mảnh đất này, khi phải rời xa để về miền Tây sông nước thì không thể không bật lên tiếng lòng sâu thẳm! “Chưa chi mà đã nhớ miền Đông/ Cứ muốn ôm ghì lấy núi rừng/ Ôi! Tiếng chim hoàng kêu buổi sáng/ Nỉ non trong lá vượn ru con”.

Thử thách, gian khổ đã tôi luyện nên phẩm chất thép của con người miền Đông! Thuở ấy, nói đến vùng chiến khu Đ là nói đến sự khốc liệt trên đời. Khốc liệt về bom đạn kẻ thù đêm ngày dội xuống; khốc liệt về cái ăn, cái mặc; về đời sống vật chất, tinh thần của người chiến sĩ! Sự khốc liệt, dù hung bạo đến mấy cũng thất bại trước ý chí, trước nghị lực, niềm tin của con người miền Đông anh dũng.

Bằng những vần thơ giàu hình ảnh, tác giả cho người đọc thấy được bao nỗi cực nhọc, bao nỗi niềm thầm lặng mà chỉ có người trong cuộc mới cảm nhận hết được. Sắp xa rồi, tác giả bồi hồi, xúc đồng nhớ lại quãng ngày oanh liệt nơi chiến trường miền Đông: “Ta sắp xa rồi, ta sắp xa/ Những chiều rừng thẳm, gió bao la/ Bập bùng ngọn lửa trong lều nhỏ/ Vang tiếng bầy voi giữa rú già”. Thuở ấy, cảnh vật vô cùng hoang sơ (rừng thẳm, gió bao la); cây cỏ mịt mùng nên những bầy voi kéo nhau về trú ngụ…

Nhà thơ Xuân Miễn (các bút danh khác là Hải Phong, Huỳnh Phong Hải), tên thật là Nguyễn Xuân Miễn, sinh năm 1922, quê ở Hà Nam. Ông tham gia hoạt động Mặt trận Việt Minh từ tháng 3-1945, rồi tham gia khởi nghĩa cướp chính quyền ở địa phương trong Cách mạng tháng Tám. Khi thực dân Pháp nổ súng tái chiếm Sài Gòn ngày 23-9-1945, theo Lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch và Chính phủ, Xuân Miễn tình nguyện gia nhập đoàn quân vào Nam chiến đấu. Ông đã chiến đấu ở Nam bộ suốt cuộc kháng chiến chống Pháp. Cuối tháng 10-1952, Xuân Miễn được điều động công tác về miền Tây Nam bộ. Năm 1954, ông tập kết ra Bắc, làm phóng viên Báo Quân đội nhân dân, sau chuyển sang công tác tại Tạp chí Văn nghệ quân đội cho đến khi về hưu và mất tại TP.HCM ngày 4-1-1990.

Kể sao hết được bao nỗi nhọc nhằn, gian khổ ở chốn rừng thiêng nước độc này! Tác giả nhớ lại “Những buổi vai mang nặng gánh mì/ Trảng xa ngập nước mỏi chân đi/ Những trưa tranh cắt mình đau xót/ Nhà cất lên rồi lại dọn đi” đều là những sự việc xảy ra hàng ngày mà người chiến sĩ hứng chịu và chấp nhận như không! Họ không hề than vãn, không hề kêu ca nửa lời bởi chất lính miền Đông đã tôi rèn trong lửa đỏ. Thương nhau, đoàn kết, gắn bó như anh em một nhà. Đó là sức mạnh của người chiến sĩ để vượt qua mọi nguy hiểm, gian nan nên chúng ta thường gặp họ nhường nhịn, san sẻ cho nhau qua những hình ảnh rất thật, rất đời thường: “Nửa đĩa cơm chia đỡ đói lòng” hoặc “Nhiều khi cơm lạt vẫn cười vui/ Tòn ten chiếc võng trong giờ nghỉ/ Mẩu thuốc tàn chia bập mấy người”…

Sốt rét rừng là nỗi ám ảnh của người lính miền Đông ngày ấy. Những cơn sốt gây nên những cơn ngủ ly bì, toàn thân đau nhức, mắt hoa, chân mỏi, cơn rét và cơn sốt thi nhau hành hạ muốn quật ngã con người. Nhưng sốt rét rừng không thể khuất phục được người chiến sĩ: “Cơn sốt nằm run muốn sập giường/ Rét xong lại dậy cuốc như thường/ Miền Đông gian khổ mà anh dũng/ Đôi lúc tương tư một tán đường”. Câu thơ dường như cũng quằn mình lên theo từng cơn sốt của người lính miền Đông! Thật tự hào “Miền Đông gian khổ mà anh dũng”, bởi từ trong gian khổ, từ trong ác liệt mà tôi luyện nên những phẩm chất phi thường của con người miền Đông! Bảy chữ thôi mà đã khái quát lên, nâng tầm cao lên hình tượng miền Đông hào hùng, bất khuất trong những năm tháng đấu tranh quật cường của dân tộc…

Lê đc Đng

* Tài liệu tham khảo: Thơ Việt Nam thế kỷ XX – Thơ trữ tình – NXB Giáo dục, 2008

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)