Đái dầm là một chứng thường gặp ở trẻ em. Theo thống kê, có khoảng 30% trẻ 4 tuổi, 10% trẻ 6 tuổi, 3% trẻ 12 tuổi và 1% trẻ 18 tuổi mắc chứng này.
Đái dầm thường gặp ở các bé trai và có xu hướng di truyền trong gia đình. Nếu cả bố và mẹ từng bị chứng đái dầm thì con sẽ có “cơ hội” lên tới 70% và sẽ là 44% nếu chỉ có 1 trong 2 bố mẹ từng “dấm đài” lúc nhỏ.
Nguyên nhân của chứng này hiện chưa được chỉ rõ, nguyên nhân do viêm bàng quang chỉ chiếm 1-2% số trường hợp. Hầu hết trẻ tự bỏ được khi lớn lên mà không cần phải điều trị gì.
Mặc dù chứng này tự hết nhưng sẽ rất quan trọng nếu nỗ lực “chấm dứt” nó càng sớm càng tốt. Chứng này thường xảy ra vào giai đoạn trẻ đang bị phê bình hay khi bé thiết lập những mối quan hệ mới với bạn bè hay em ruột mới sinh. Những mối quan hệ này ảnh hưởng rất mạnh tới bản thân đứa trẻ. Nếu không được giải quyết, chứng đái dầm có thể dẫn tới những hành vi tự ti, thiếu hòa nhập….
Bé trai hay đái dầm hơn bé gái
Những nguyên tắc vàng
1. Cha mẹ cần nhớ rằng “dấm đài” là một chứng bệnh cần được điều trị như bệnh cúm. Khi điều trị cúm, chúng ta điều trị triệu chứng và cơ thể cần được nghỉ ngơi hoàn toàn. Điều này cũng có thể áp dụng trong điều trị chứng đái dầm. Trẻ cần ý thức được điều này và hiểu rằng mình không phải là duy nhất, rất nhiều trẻ khác cũng mắc phải vấn đề tương tự.
2. Không bao giờ được cấm đoán hay rầy la trẻ khi chúng “chót” đái dầm. Trẻ không kiểm soát được hành vi và việc mắng mỏ sẽ làm trẻ thêm lo lắng, khiến tình hình càng thêm tồi tệ.
3. Cùng với việc điều trị cũng cần giúp trẻ nhận thức được trách nhiệm của chúng trong chuyện này. Giúp trẻ nhận thấy vấn đề từ chiếc giường và cùng thay ga trải giường mới.
4. Bạn có thể lờ đi vùng ướt đẫm trên giường nhưng không bao giờ bỏ mặc trẻ (không thay quần áo).
5. Đừng bao giờ để trẻ tham gia vào các hoạt động quá khuya, trẻ cần được đi ngủ sớm. Bạn cũng cần bảo vệ trẻ, không lôi chuyện này ra kể với mọi người. Bạn cũng có thể tặng trẻ những bộ pyjamas và những chiếc túi ngủ riêng…. Những điều này sẽ giúp trẻ có cảm giác an toàn và hiểu rằng nếu có “tai nạn” thì cũng không ai biết và điều này sẽ làm tần suất các trận “dấm đài” giảm tự nhiên.
6. Hãy kiên nhẫn! Trẻ cần có thời gian để cải thiện tình hình và không tái phát chứng bệnh.
7. Điều trị bằng thuốc là có thể nhưng không phải là lựa chọn duy nhất. Những kết quả tốt nhất đạt được là từ sự kết hợp giữa những lời động viên và điều trị.
Dan tri/Theo Health24
Bình luận (0)