Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Chữa khàn, mất tiếng

Tạp Chí Giáo Dục

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4  

Y học cổ truyền cho rằng, khàn tiếng, mất tiếng thường là do bệnh ngoại cảm, cũng có thể là do tạng phủ suy nhược mà ra.

Nguyên nhân

Phế là cửa ngõ của thanh âm, thận là gốc của thanh âm, do vậy, tắt hay mất giọng có liên quan đến phế và thận.

Ngoại cảm phong hàn làm phế lạc bị bế tắc sinh nhiệt, sinh đờm, làm cho phế khí mất tuyên thông nên nói không ra tiếng; còn nhiệt tà bế phế – phong nhiệt độc bên ngoài xâm nhập vào qua miệng, mũi, làm tổn thương phế, phế khí không thông, ôn nhiệt bốc lên ứ trệ ở họng, khí huyết bị ủng trệ, kèm cảm lục dâm bên ngoài; hoặc do ăn uống thức ăn cay nóng quá, hỏa bốc lên làm tổn thương phế khí, gây nên mất tiếng; do phế táo, tân dịch khô héo hoặc thận âm hư không nhuận được phế sinh ra mất tiếng; bệnh lâu ngày, hư yếu – âm thanh phát ra do ở phế mà gốc ở thận. Tỳ là nguồn của khí, thận là gốc của khí. Thận tinh mạnh, phế tỳ thịnh thì âm thanh sẽ rõ. Nếu do lao nhọc quá sức, bệnh lâu ngày, phế thận âm bị suy, âm hư sẽ sinh nội nhiệt, đờm hỏa bốc lên, nhiệt nung nấu họng sẽ gây nên mất tiếng. Ngoài ra, do nói to, nói nhiều làm hao phế khí, bệnh vùng hầu họng cũng ảnh hưởng đến giọng nói.

Điều trị

Tùy theo trường hợp mà có phép trị khác nhau.

Nếu là ngoại cảm phong hàn – triệu chứng: cảm lạnh, người mát, mũi nghẹt hoặc chảy nước mũi trong, giọng khàn, hoặc nói không ra tiếng, thì phép trị là “sơ tán phong hàn”, dùng bài thuốc gồm các vị: quế chi, chích thảo (mỗi loại 6g), 12 bạch thược, 3 lát gừng tươi, 4 trái táo, 30g đường phèn. Nếu là phế nhiệt – triệu chứng: giọng khàn hoặc nói không ra tiếng, miệng khát, họng đau, rêu lưỡi vàng mỏng, thì phép trị là “trừ phong, thanh phế”, dùng bài thuốc gồm các vị: cát căn, bạch thược (cùng 8g), ma hoàng, quế chi, chích thảo (cùng 4g), 3 lát gừng tươi, 12 trái táo. Nếu là đờm nhiệt – triệu chứng: nói khó, tiếng nặng, đờm nhiều vàng, miệng đắng, họng khô, thì phép trị là “thanh phế, hóa đờm, lợi yết”, dùng bài thuốc gồm các vị: hạnh nhân, tang bì (cùng 12g), kiết cánh, chi tử, ngưu bàng tử, xuyên bối mẫu, qua lâu (cùng 10g), tiền hồ, tri mẫu, hoàng cầm, thuyền thoái (cùng 8g), 6g cam thảo.

Nếu là phế âm hư – triệu chứng: nói giọng khàn, miệng khô, họng đau, ho khan không có đờm, thì phép trị là “thanh phế, tư âm”, dùng phương thuốc gồm các vị: tang diệp, hồ ma nhân, thạch cao, a giao, tỳ bà diệp (cùng 10g), mạch môn, nhân sâm (cùng 12g), 6g cam thảo, 8g hạnh nhân.

Nếu thận âm hư – triệu chứng: họng khô giọng khàn, nói không ra tiếng, bứt rứt khó ngủ, lưng gối nhức mỏi, lòng bàn chân tay nóng, nặng có thể kèm ù tai, hoa mắt, thì phép trị là “tư bổ thận âm”,  dùng bài thuốc gồm các vị: đơn bì, mạch môn, sơn thù (cùng 12g), phục linh, hoài sơn (cùng 10g), 4g ngũ vị, 8g trạch tả, 16g sinh địa.

Cách sắc (nấu) các bài thuốc trên như sau: nước đầu cho các vị thuốc cùng 4 chén nước, nấu còn lại 1 chén; nước hai cho 3 chén nước nấu còn nửa chén. Hòa hai nước lại, chia làm 2 lần dùng trong ngày.

(Theo TNO)

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)