Một nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ cho thấy bệnh mù mắt có thể chữa được bằng một loại thuốc tiêm vào mắt rất đơn giản.
Chất hóa học có tên AAQ, hoạt động bằng cách làm các tế bào “mù” thông thường trong võng mạc trở nên nhạy sáng. Ảnh: Alarmy
Các nhà khoa học đã thí nghiệm khôi phục thị lực bằng cách này trên những con chuột mù bẩm sinh và hy vọng sẽ áp dụng nó vào việc chữa mù cho con người, có thể mù bẩm sinh hoặc mất thị lực do tuổi cao.
Chất hóa học mà các nhà khoa học sử dụng trong thí nghiệm được gọi là AAQ, hoạt động bằng cách làm các tế bào “mù” thông thường trong võng mạc trở nên nhạy sáng.
Chất này đã được thí nghiệm trên những con chuột bị mù trong vòng vài tháng sau khi sinh vì đột biến di truyền.
Sau khi tiêm một lượng nhỏ AAQ vào mắt những con chuột này, các nhà khoa học xác định được sự khôi phục khả năng nhạy sáng ở mức độ trung bình ở chúng. Cụ thể, những con chuột đã có phản ứng tránh ánh sáng – một hành vi điển hình của động vật gặm nhấm.
Trưởng nhóm nghiên cứu, Giáo sư Richard Kramer từ Đại học California ở Berkeley cho biết nghiên cứu này thể hiện ưu thế vượt trội so với ccá phương pháp chữa trị bằng chịp điện tử hay các liệu pháp gen.
“Lợi thế của phương pháp này là bạn chỉ cần một chất hóa học đơn giản, tức là bạn có thể thay đổi liều lượng, bạn có thể dùng kết hợp với các liệu pháp khác, hoặc bạn có thể ngưng lại ngay nếu không thấy hiệu quả”.
Khi chất hóa học này được phổ biến rộng rãi, bạn có thể bắt đầu kê đơn cho các bệnh nhân. Điều đó rõ ràng là bất khả khi bạn chọn cách cấy chip điện tử hoặc liệu pháp gen”.
Đồng tác giả – Tiến sĩ Russell Van Gelder, từ Đại học Washington, nói thêm: "Đây là một bước tiến lớn trong lĩnh vực phục hồi thị lực.
Nghiên cứu được công bố hôm 25-7 trong tạp chí Neuron.
Giáo sư Kramer cho biết, mẫu AAQ hoàn thiện hơn hiện đang được thử nghiệm để sớm đưa vào điều trị.
Đỗ Quyên /NLĐ
(Theo Telegraph)
Bình luận (0)