Hướng nghiệp - Tuyển sinhThông tin hướng nghiệp

Chưa nên đổi phương án thi THPT quốc gia

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Đi din mt s trưng ĐH cho rng năm 2018 cn gi nguyên phương án thi THPT quc gia như năm 2017, tránh xáo trn nhưng cũng có trưng đ xut bài thi t hp nên tính 1 con đim thng nht.

Thí sinh d thi THPT quc gia năm trưc. Ảnh: M.T

Góp ý của các trường đưa ra sau khi Bộ GD-ĐT dự kiến có một số thay đổi trong phương án tổ chức thi THPT quốc gia năm 2018.

Hp xu thế nhưng chưa nên đi ngay

Dự kiến kỳ thi THPT quốc gia năm 2018, thí sinh sẽ dự 5 bài thi, trong đó, 3 bài độc lập là toán, ngữ văn, ngoại ngữ và 2 bài tổ hợp là khoa học tự nhiên (lý, hóa, sinh) và khoa học xã hội (sử, địa, giáo dục công dân) đối với giáo dục THPT; tổ hợp các môn sử, địa đối với giáo dục thường xuyên.

Đối với 2 bài thi tổ hợp, Bộ GD-ĐT đưa ra hai phương án để các trường đóng góp ý kiến. Phương án 1, giữ nguyên bài thi tổ hợp với 3 đầu điểm cho từng môn thi thành phần giống năm 2017. Phương án 2, mỗi bài thi tổ hợp có nội dung của 3 môn thành phần nhưng được bố trí thành một bài thi hoàn chỉnh, chấm điểm chung với 1 đầu điểm thống nhất của toàn bài, không tách thành 3 đầu điểm theo từng môn thành phần như năm 2017. Theo Bộ GD-ĐT, đưa ra phương án mới đối với bài thi tổ hợp là để việc tổ chức thi và chấm thi đơn giản, dần phát triển thành bài thi tích hợp đánh giá năng lực của thí sinh.

PGS.TS Đồng Văn Hướng (Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM) ủng hộ phương án thi và cách tính điểm mới, cho rằng xu thế cần có một bài thi mang tính tích hợp, một đầu điểm chung như vậy. Theo ông Hướng, “cái dở” của năm trước là trong một bài thi tổ hợp có đến 3 môn khác nhau được làm chung trên một tờ giấy thi, người coi thi lẫn thí sinh đều áp lực, thí sinh chỉ cần viết nhầm là máy không chấm.

“Với phương án mới, các trường ĐH chỉ việc điều chỉnh cách xét tuyển cho phù hợp, chứ thật ra không bị ảnh hưởng gì. Chủ yếu các trường quan tâm chất lượng bài thi để đánh giá nên không ngại lắm trước những thay đổi này, miễn các trường chọn được đúng đối tượng”, ông Hướng nói. Tuy nhiên, nếu thực hiện phương án mới, các thầy cô giáo ở trường phổ thông khi giảng dạy học sinh lớp 12 cần có những thay đổi, điều chỉnh, khoảng một năm để định hướng học tập của các em có thể là vừa vặn.

Ngược lại, TS. Trần Đình Lý (Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM) cho rằng nên giữ ổn định phương án thi THPT quốc gia như năm 2017. Vì các ngành học cần những tổ hợp nhất định như năm 2017 là đủ để phân loại và chọn được thí sinh có kiến thức phù hợp.

Ông Lý lý giải, nhiều ngành học không cần kiến thức sâu về sinh, lý…và ngược lại. Do đó, khi xét tuyển không nhất thiết dùng điểm của cả bài thi tổ hợp mà chỉ cần điểm của một vài môn thành phần. Vì vậy, cũng không nhất thiết dùng đến phương án 2.

Nhận định bài thi mang tính tích hợp với con điểm chung là phù hợp xu hướng hiện đại, tuy nhiên, ThS. Phạm Thái Sơn (Phó Giám đốc Trung tâm tuyển sinh và dịch vụ đào tạo Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM) đề xuất vẫn giữ nguyên phương án thi như năm 2017 vì những thay đổi gấp gáp sẽ tạo áp lực cho học sinh. Nếu năm 2018, áp dụng thi phương án mới, học sinh sẽ lo lắng. Dù kiến thức không khác đi, nhưng theo cách dạy hiện nay, giải quyết vấn đề tâm lý và sự tự tin của học sinh là không dễ.

“Nếu có nhng thay đi trong phương án t chc thi THPT quc gia, B GD-ĐT nên công b trong năm nay nhưng năm sau hãy thc hin đ hc sinh và giáo viên có thi gian chun b”, ông Phm Thái Sơn nói.

“Các trường ĐH sẽ không ảnh hưởng bao nhiêu vì hiện các trường cũng đã được tự chủ và có nhiều phương án tuyển sinh. Cái khó vẫn rơi về phía học sinh và giáo viên phổ thông. Do vậy, nếu có những thay đổi trong phương án tổ chức thi THPT quốc gia, Bộ GD-ĐT nên công bố trong năm nay nhưng năm sau hãy thực hiện để học sinh và giáo viên có thời gian chuẩn bị”, ông Sơn nêu ý kiến.

Ci tiến đ thi đ phân hóa mnh hơn

Theo ThS. Phạm Thái Sơn,  năm 2018  Bộ GD-ĐT nên giữ nguyên phương án thi THPT quốc gia như năm 2017 nhưng cần cải tiến đề thi để có tính phân hóa cao hơn, phục vụ xét tuyển ĐH.

Tương tự, PGS.TS Đồng Văn Hướng cũng đề xuất Bộ GD-ĐT trong khâu ra đề thi cần cố gắng tạo sự phân hóa mạnh hơn (tránh một số trường hợp thí sinh trượt ở điểm cao), mặc dù đây là vấn đề không dễ. Năm qua, đề thi phân hóa hơi ít, điểm cao nhiều. Nếu phân hóa đề thi tốt hơn, số điểm tối đa khó đạt hơn, thí sinh giỏi thật sự mới làm được, như thế khâu xét tuyển sẽ thuận lợi đáng kể.

Mê Tâm

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)