Trong đông y, khoai lang có tính bình, vị ngọt, có tác dụng bồi bổ cơ thể, ích khí, cường thận, kiện vị, tiêu viêm, thanh can, lợi mật, sáng mắt.
Giải cảm sốt: khoai lang trắng khô một nắm, nghệ một củ, giấm 1/2 chén con, sắc uống nóng. Cách khác, khoai lang trắng khô 16g, gừng 16g, sắc uống hoặc nấu cháo.
Chữa táo bón: ăn khoai trắng luộc đơn thuần hoặc chấm mật, chấm vừng.
Say tàu xe: củ khoai lang tươi nhai nuốt cả nước và bã.
Ngộ độc khoai mì: lấy khoai lang gọt vỏ, giã nát, vắt lấy nước cốt uống nửa giờ một lần.
Mụn nhọt: củ khoai lang 40g, lá bồ công anh 40g, đường hoặc mật mía giã nhuyễn bọc vào vải, đắp lên mụn nhọt. Để hút mủ nhọt đã vỡ, lấy lá khoai lang non 50g, đậu xanh 12g, thêm chút muối, giã nhuyễn bọc vào vải đắp.
Để có tác dụng bổ dưỡng nên ăn khoai vỏ đỏ, ruột vàng. Trong khoai lang có chất đường, nếu ăn nhiều, nhất là khi đói sẽ gây tăng tiết dịch vị làm nóng ruột, ợ chua, sinh hơi trướng bụng. Để tránh tình trạng này, khoai phải nấu, nướng thật chín. Vỏ khoai lang chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Do đó, không gọt vỏ nếu không cần thiết.
Theo ThS.BS Võ Thị Thu
Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam
Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam
SGTT
Bình luận (0)