Du lịch - Thể thaoDu lịch - Khám phá

Chùa Thiên Mụ – “Đệ nhất cổ tự” đất cố đô

Tạp Chí Giáo Dục

Có th nói, nếu chùa Mt Ct là biu tưng ca th đô Hà Ni, thì tháp Phưc Duyên chùa Thiên M là biu tưng ca Huế t hàng trăm năm qua. Đến Huế du lch, nht là vào mùa Pht Đn như hin nay thì không th không đến viếng “Đ nht c t” đt c đô này.


Chiếc xe c ch nhà sư Thích Qung Đc

“Thiên M” hay “Linh M”?

Ngôi cổ tự tọa lạc vững chãi hơn 400 năm trên ngọn đồi đẹp Hà Khê, cách trung tâm thành phố Huế 5km, nghiễm nhiên trở thành một thắng cảnh tuyệt tác, với dáng uốn quanh địa thế “sông Hương núi Ngự”.

Chùa Thiên Mụ có chiều cao khoảng 21m, gồm 7 tầng và mỗi tầng đều có tượng Phật, riêng tầng trên có thờ tượng Phật bằng vàng, tháp Phước Duyên là kiến trúc gắn liền với chùa Thiên Mụ.

Theo sách Đại Nam Nhất Thống Chí, tập Kinh Sư của Quốc Sử Quán triều Nguyễn thì khi chúa Nguyễn Hoàng vào nhận chức Trấn thủ xứ Thuận Hóa và Quảng Nam thì ông đã tự mình đi xem xét kỹ lưỡng địa thế khu vực này để phục vụ cho mục đích mở mang cơ nghiệp, xây dựng giang sơn mới cho dòng họ Nguyễn. Trong một lần cưỡi ngựa dọc bờ sông Hương, ông vô tình nhìn thấy một ngọn đồi nhỏ, có hình dáng như một con rồng đang quay đầu nhìn lại, đó chính là đồi Hà Khê. Một điều trùng hợp là vào ban đêm, thường có một bà lão mặc áo đỏ, quần lục xuất hiện ở khu đồi, liên tục nói với người dân rằng: “Rồi đây sẽ có một vị chân chúa đến lập chùa để tụ linh khí, làm bền long mạch, cho nước Nam hùng mạnh”. Để thỏa ước nguyện của người dân, cũng như của chính mình, vào năm 1601, Nguyễn Hoàng đã cho dựng ngôi chùa tại đây, lấy tên là Thiên Mụ. 


Tác gi chnh lưu nim ti tòa tháp Phưc Duyên

Năm 1862, vua Tự Đức để cầu mong có con nối dõi nên nhà vua sợ chữ “Thiên” phạm đến Trời nên đổi “Thiên Mụ” thành “Linh Mụ” (có nghĩa là bà mụ linh thiêng), mãi đến năm 1869 nhà vua mới cho dùng lại tên Thiên Mụ như cũ, cho đến bây giờ chùa có tận 2 cái tên.

Trong 20 cảnh đẹp chốn thần kinh, vua Thiệu Trị đã xếp tiếng chuông Thiên Mụ (Thiên Mụ chung thanh) vào cảnh thứ 14. Tiếng chuông chùa bao đời nay đã ngân vang trong lòng người dân xứ Huế và dân tộc: “Tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương”. Ở lĩnh vực cải lương, vở cải lương “Tiếng chuông Thiên Mụ” của soạn giả Bạch Diệp – Minh Nguyên do các nghệ sĩ Lệ Thủy, Lương Tuấn, Diệp Lang, Tô Kim Hồng, Mai Lan… biểu diễn trên Sân khấu 284 được khán giả rất yêu thích thập niên 80.

Trong vô vàn đa đim du lch ni tiếng, chùa Thiên M Huế luôn nhn đưc s quan tâm đc bit t du khách. Có th là vì cnh quan đp, cũng có th vì nhng câu chuyn bí n thú v liên quan đến ngôi chùa này. Nhưng dù vì lý do gì, chùa Thiên M vn xng đáng là đim tham quan hàng đu mi khi nhc ti mnh đt c đô.

Xoay quanh về chùa Thiên Mụ còn có một sự tích kỳ lạ được tương truyền rằng: Ngày xưa, có tiểu thư là con của một vị quan lớn, nhưng lại đem lòng yêu chàng trai nghèo, mồ côi. Vì không môn đăng hộ đối nên tình cảm của hai người bị gia đình cô gái cấm cản. Vì không thể thay đổi được số mệnh, hai người đã cùng nhau tự vẫn ở bến thuyền nằm trước chùa Thiên Mụ. Nhưng sau đó, cô gái lại trôi dạt vào bờ và được người dân cứu mạng, còn chàng trai thì đã mất ở dưới dòng sông Hương. Thời gian dần qua đi, cô gái cũng đã quên đi chàng trai năm xưa khiến chàng oán hận, nhập vào chùa Thiên Mụ và lập lời nguyền, mọi đôi trai gái nếu đến chùa đều sẽ phải chia tay. Tuy nhiên, đây chỉ là câu chuyện được truyền miệng trong dân gian, chưa có tính xác thực.

Vẻ đẹp an nhiên, uy nghiêm mà không lạc lõng, tĩnh lặng nhưng vẫn tươi sắc, đầy sinh khí, chùa Thiên Mụ xứng đáng là thắng cảnh tuyệt tác làm lay động lòng người. Thi sĩ Quách Tấn từng có đôi dòng thơ tinh tế, mô tả về Thiên Mụ – “Những người phiền não trường danh lợi/ Đến đó thời lòng cũng phải khuây”.

Khuất sau từng mảng tường xưa, mái ngói rêu phong, tháp chuông cổ kính, là vô số câu chuyện lịch sử, là nét đẹp văn hóa dân tộc ẩn hiện diệu kỳ, bao phủ giữa không gian thiên nhiên nên thơ, yên bình, thanh thoát.

Nhng kinh nghim b túi khi đến viếng “Đ nht c t

Vì chùa Thiên Mụ chỉ cách trung tâm thành phố 5km nên việc di chuyển rất đơn giản. Bạn có thể lựa chọn di chuyển bằng cách thuê dịch vụ xe máy với giá khoảng 80.000 – 150.000 đồng/ngày để tiện cho việc tham quan cũng như tự chủ được thời gian. Bạn cũng có thể di chuyển bằng taxi, xe ôm cũng khá ổn, vừa tiết kiệm thời gian mà còn thoải mái. Ngoài ra, bạn còn có thể lựa chọn di chuyển bằng tàu trên sông Hương để vừa vãng cảnh sông vừa chiêm ngưỡng trọn vẹn vẻ đẹp chùa Thiên Mụ từ xa.

Trước khi vào chùa, bạn sẽ bắt gặp cổng Tam Quan đầu tiên. Cửa ở đây đều được làm bằng gỗ son đỏ, vô cùng chắc chắn và kiên cố. Xung quanh cổng được đặt những bức tượng thần Hộ Pháp giúp bảo vệ sự bình yên cho ngôi chùa, tạo nên vẻ uy nghiêm cho cổng Tam Quan.


Trưc khi vào chùa, bn s bt gp cng Tam Quan đu tiên

Kế đến là tòa tháp hình bát giác 7 tầng nổi bật giữa khuôn viên, được đặt tên là Phước Duyên. Tòa tháp này được xây dựng vào khoảng thế kỷ 19 dưới thời vua Thiệu Trị. Tòa tháp được xây dựng theo lối kiến trúc quen thuộc của các công trình đền chùa thế kỷ 18-19. Xung quanh tòa tháp là khá nhiều cây cối, những cây hoa đại tán rộng tỏa hương thơm ngào ngạt. Đây cũng chính là góc check-in được rất nhiều bạn trẻ yêu thích khi đến chùa Thiên Mụ.

Đi tiếp vào bên trong chùa bạn sẽ tới Điện Đại Hùng – chánh điện của chùa Thiên Mụ. Phía sau Điện Đại Hùng là khu trưng bày các di tích lịch sử, tiêu biểu là chiếc xe ô tô chở nhà sư Thích Quảng Đức đến ngã tư Phan Đình Phùng – Lê Văn Duyệt ở Sài Gòn ngày 11 tháng 6 năm 1963. Tại nơi đó ông đã tự thiêu mình để phản đối chính sách đàn áp tôn giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm.

Du khách cũng cần lưu ý khi du lịch chùa Thiên Mụ: Mặc trang phục lịch sự, kín đáo; Không cười đùa, gây ồn ào, chen lấn, xô đẩy. Có ý thức giữ trật tự để đảm bảo sự thanh tịnh, uy nghiêm của chùa; Chuẩn bị các vật dụng cần thiết như nón, kính râm, ô che nắng để bảo vệ làn da, nước uống; Bên trong chùa có các gian hàng bán các mặt hàng lưu niệm như nón lá, trang sức, áo dài… bạn có thể ghé đây để mua quà về tặng người thân, bạn bè.

ThS. Nguyn Hiếu Tín

Bình luận (0)