Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng cho thi tốt nghiệp THPT 2023

Tạp Chí Giáo Dục

B trưng B GD-ĐT Nguyn Kim Sơn mong mun lãnh đo các tnh, thành ph trong cc vi vai trò là trưng ban ch đo thi cp tnh s phát huy hết tinh thn trách nhim, hoàn thành tht tt nhim v đưc phân công trong t chc k thi tt nghip THPT 2023.


B trưng Nguyn Kim Sơn phát biu

Vừa qua, Bộ GD-ĐT tổ chức hội nghị về công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023. Tại đây, Bộ GD-ĐT cho biết, có 4 đoàn của Ban Chỉ đạo cấp quốc gia và lãnh đạo bộ được phân công làm việc với ban chỉ đạo cùng lãnh đạo các địa phương về hoạt động tổ chức thi. Cùng với đó, thành lập 10 đoàn kiểm tra công tác chuẩn bị thi tại 20 địa phương.

Chun b chu đáo, toàn din

Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, năm nay, cả nước có tổng cộng 1.024.063 thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT. Trong đó, có 37.841 thí sinh tự do (chiếm 3,6%); 968.160 thí sinh đăng ký trực tuyến (chiếm 95%). Tổng số thí sinh đăng ký miễn thi ngoại ngữ là 46.670 em (chiếm 4,5%).

Tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh, kỳ thi tốt nghiệp THPT diễn ra trên toàn quốc, được xã hội quan tâm. Đặc biệt, trong thời điểm này, khi đang thực hiện đổi mới giáo dục phổ thông và đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục – đào tạo thì sự quan tâm của xã hội với kỳ thi càng lớn hơn nữa. Theo Bộ trưởng, kỳ thi năm nay có một vài điểm mới, điều chỉnh nên các yêu cầu đối với việc tập huấn, việc thực hiện phải được chuẩn bị rất chu đáo. Bộ trưởng kỳ vọng, mong muốn lãnh đạo các tỉnh, thành phố trong cả nước với vai trò là trưởng ban chỉ đạo thi cấp tỉnh phát huy hết tinh thần trách nhiệm, hoàn thành thật tốt nhiệm vụ được phân công.

Trong các công việc cần chuẩn bị, Bộ trưởng lưu ý ban chỉ đạo địa phương ưu tiên chuẩn bị về kỹ thuật, trang thiết bị. “Dù năm nào chúng ta cũng lưu ý thận trọng nhưng thực tế cho thấy, đôi khi chỉ trang thiết bị chưa tốt sẽ dẫn đến hệ quả. Chúng ta rút kinh nghiệm ngay kỳ thi lớp 10 vừa rồi của một địa phương, cần ưu tiên trang thiết bị tốt nhất. Tuy nhiên, cũng không phó thác hoàn toàn cho trang thiết bị, sự thận trọng kiểm tra của con người cũng là rất cần thiết” – người đứng đầu ngành giáo nói. Ngoài ra, Bộ trưởng cũng lưu ý tập trung các nội dung về tập huấn cho cán bộ coi thi, lực lượng phối hợp, hướng dẫn cho học sinh, đặc biệt là với cán bộ coi thi để các công việc được thông suốt.


Thí sinh thi tt nghip THPT năm 2022

Đối với việc in sao, vận chuyển đề thi và bảo quản, vận chuyển, giao nộp bài thi, Bộ trưởng mong các địa phương lên nhiều phương án, đề phòng trường hợp có thời tiết bất thường, thiên tai; mong các đơn vị của Bộ Công an sẽ phối hợp tốt trong cả khâu này. Phòng chống cháy nổ và đảm bảo không cắt điện trong thời gian diễn ra kỳ thi, khu vực in sao đề thi, chấm thi… cũng được Bộ trưởng nhấn mạnh với ban chỉ đạo thi các địa phương.

Thc hin “4 đúng”, “3 không”

Tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng cùng ý kiến của các thành viên ban chỉ đạo, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng đề nghị Ban Chỉ đạo cấp quốc gia, ban chỉ đạo cấp tỉnh quán triệt nhận thức về kỳ thi với tính chất hết sức quan trọng. Kết quả thi vừa để xét công nhận tốt nghiệp THPT vừa là yếu tố đánh giá chất lượng dạy học của địa phương cũng như được nhiều cơ sở giáo dục ĐH sử dụng xét tuyển. Tính chất quan trọng như vậy, kỳ thi lại tổ chức trên quy mô lớn, số lượng người tham gia đông, các địa phương có địa hình khác nhau… nên hết sức phức tạp. Do vậy, cần bảo đảm các yếu tố nghiêm túc, công bằng, khách quan, an toàn, đúng quy chế.

Theo Th trưng B GD-ĐT Phm Ngc Thưng, k thi tt nghip THPT 2023 đưc t chc trên quy mô l các vùng min đa hình khác nhau, cùng mt thi đim vi s tham gia ca trên 1 triu thí sinh, khong 250 nghìn ngưi làm công tác t chc… nên cn có kế hoch, gii pháp bo đm an ninh, an toàn, chun b k lưng.

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng đánh giá, đến thời điểm này, công tác chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 được thực hiện hết sức nghiêm túc với tinh thần chủ động, khẩn trương, kỹ lưỡng, chu đáo, toàn diện. Điều thuận lợi là kỳ thi năm nay cơ bản giữ ổn định; dịch bệnh Covid-19 đã được kiểm soát; học sinh lớp 12 được đến trường học trực tiếp; có lực lượng đủ kinh nghiệm để tổ chức thi với quy mô lớn, phù hợp với từng địa bàn, từng tỉnh. Tuy nhiên, cũng có một số khó khăn như lứa học sinh thi tốt nghiệp THPT năm nay có 2 năm chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, đòi hỏi các trường tăng cường tổ chức ôn tập, thi thử; có thể xuất hiện tâm lý chủ quan vì nghĩ rằng công việc này đã làm nhiều năm. Tình hình thời tiết cực đoan, khắc nghiệt, nắng nóng, thiếu điện… cũng là những khó khăn cần phải có phương án dự phòng.

Thứ trưởng một lần nữa nhấn mạnh, kỳ thi tổ chức trên quy mô lớn ở các vùng miền địa hình khác nhau, cùng một thời điểm với sự tham gia của trên 1 triệu thí sinh, khoảng 250 nghìn người làm công tác tổ chức… nên cần có kế hoạch, giải pháp bảo đảm an ninh, an toàn. Cùng với đó, kỳ thi có thể xảy ra nhiều tình huống bất thường, chưa có tiền lệ từ thiên tai, thời tiết đến phương tiện kỹ thuật, yếu tố con người… cần lường trước để chủ động có phương án xử lý.

Thứ trưởng cũng đề cập việc quan tâm hỗ trợ thí sinh, để không thí sinh nào vì điều kiện kinh tế hay giao thông cách trở mà không đến dự thi được; chế độ thông tin báo cáo trong thực hiện nhiệm vụ phải kịp thời theo quy định; chỉ đạo tốt công tác chuẩn bị điều kiện về hồ sơ, xét công nhận tốt nghiệp THPT.

Tổ chức tốt công tác tập huấn là nội dung tiếp theo được Thứ trưởng nêu ra. Trong tập huấn, cần cá thể hóa từng đối tượng; yêu cầu không cán bộ, nhân viên nào tham gia tổ chức thi mà chưa được tập huấn. Nguyên tắc “4 đúng”, “3 không” một lần nữa cũng được Thứ trưởng nhắc lại, trong đó, “4 đúng” là: Đúng quy chế và hướng dẫn thi; đúng đủ quy trình; đúng vị trí, chức trách, nhiệm vụ được giao; đúng thời điểm, kịp thời xử lý các tình huống bất thường. “3 không” là: Không lơ là chủ quan; không tự ý xử lý tình huống bất thường; không căng thẳng, áp lực quá mức.

Mê Tâm

Bình luận (0)