Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Chuẩn bị nguồn nhân lực đón đầu tư nước ngoài

Tạp Chí Giáo Dục

Các chuyên gia nhân s và giáo dc ngh nghip (GDNN) khng đnh, trưc làn sóng dch chuyn đu tư nưc ngoài ti Vit Nam, ngun nhân lc trong nưc đang đng trưc nguy cơ và thách thc mi…


Sinh viên tìm hi
u thông tin vic làm ti Ngày hi vic làm do Trưng CĐ Kinh tế TP.HCM t chc

Nhân lc thích ng hi nhp

Tại tọa đàm “Phát triển nhân lực trong GDNN đáp ứng yêu cầu làn sóng dịch chuyển đầu tư nước ngoài tại Việt Nam” do Tiểu ban GDNN (Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực) tổ chức, TS. Trương Anh Dũng (Tổng cục trưởng Tổng cục GDNN, Bộ LĐ-TB&XH) cho biết, theo báo cáo Tương lai việc làm của diễn đàn kinh tế thế giới tháng 10-2020 cho thấy dịch Covid-19 gây ra suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2020 đã tạo ra một bức tranh không mấy triển vọng cho thị trường lao động toàn cầu trong thời gian tới. Theo đó, số lượng việc làm mất đi sẽ vượt qua số lượng “việc làm của tương lai” được tạo ra (40% doanh nghiệp được khảo sát cho biết họ sẽ giảm lực lượng lao động do tích hợp công nghệ; 94% các lãnh đạo doanh nghiệp báo cáo rằng họ mong đợi nhân viên có thêm các kỹ năng mới trong công việc, tăng mạnh so với mức 65% năm 2018)… Việc thiếu hụt về kỹ năng tiếp tục tăng khi nhu cầu về kỹ năng do công việc thay đổi trong 5 năm tới.

Theo các nhà tuyển dụng, kỹ năng và nhóm kỹ năng dẫn đầu đến năm 2025 bao gồm tư duy phản biện, phân tích, giải quyết vấn đề và các kỹ năng trong quản lý bản thân như học tập tích cực, khả năng phục hồi, chịu đựng áp lực công việc và sự linh hoạt. Trước đòi hỏi này, ngoài đào tạo chuyên môn, các trường nghề cần chú trọng trang bị cho người học những kỹ năng cần thiết, đáp ứng đòi hỏi của doanh nghiệp nước ngoài. TS. Trương Anh Dũng nhấn mạnh, một số lượng lớn doanh nghiệp cũng dự kiến sẽ thay đổi địa điểm, chuỗi giá trị và quy mô lực lượng lao động do các yếu tố ngoài công nghệ trong 5 năm tới. Tại Việt Nam, thành công trong việc kiểm soát dịch Covid-19, cộng với nỗ lực cải cách giúp Việt Nam trở nên hấp dẫn hơn trong mắt nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, việc chạy đua thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) từ các quốc gia khác trong khu vực đang tạo sức ép cạnh tranh lớn chưa từng có đối với Việt Nam.

Các chuyên gia kinh tế cho biết, có 5 lĩnh vực mà các tập đoàn nước ngoài có xu hướng dịch chuyển vào Việt Nam mà các trường nghề phải nắm bắt là công nghệ thông tin và công nghệ cao; công nghiệp phụ trợ; thiết bị điện tử; thương mại điện tử và logistics; hàng tiêu dùng và bán lẻ.  

“Kch bn” đào to nhân lc

TS. Ngô Trần (chuyên gia kinh tế, Viện Kinh tế Việt Nam) cho rằng trước những biến động của thế giới, các quốc gia cũng đã có kế hoạch chuẩn bị đón làn sóng đầu tư. Trong đó, các quốc gia đã có một lực lượng lao động có tay nghề, có kỹ năng sẵn sàng chinh phục doanh nghiệp. Tương tự, tại Việt Nam, để đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp nước ngoài, đòi hỏi phải có đội ngũ nhân lực có chuyên môn, kỹ năng nghề. Về cơ bản, Việt Nam đã có được đội ngũ nhân lực đáp ứng yêu cầu nhưng để tránh tình trạng khủng hoảng thiếu, các nhà quản lý, các trường nghề… cần sớm xây dựng kịch bản chi tiết hơn nữa cho kế hoạch đào tạo, cung ứng lao động có kỹ năng mà doanh nghiệp FDI kỳ vọng khi quyết định đầu tư vào Việt Nam. TS. Ngô Trần cho biết hiện nay mạng lưới liên kết đào tạo trong hệ thống GDNN của Việt Nam với GDNN của các quốc gia phát triển đã tạo “bản lề” trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho thị trường lao động trong và ngoài nước. Tuy nhiên, để nguồn nhân lực này không bị thiếu hụt trước làn sóng đầu tư nước ngoài thì Việt Nam cần xác định các ngành nghề trọng điểm để đào tạo trong thời gian tới, tránh tình trạng vừa thừa vừa thiếu. “Phát triển nguồn nhân lực trong GDNN đặt ra nhiều thách thức đối với hệ thống các trường nghề của Việt Nam. Để hoạt động liên kết đào tạo, chủ động đào tạo thích ứng yêu cầu mới, Nhà nước cần có cơ chế, chính sách cụ thể, khuyến khích tư nhân tham gia vào lĩnh vực GDNN. Tận dụng mọi nguồn lực đầu tư cho GDNN sẽ góp phần thúc đẩy chất lượng nguồn lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của làn sóng dịch chuyển đầu tư nước ngoài tại Việt Nam”, TS. Ngô Trần đề xuất.

TS. Trương Anh Dũng cũng cho biết, Bộ Chính trị cũng đã có định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030 (Nghị quyết 50/NQ-TW ngày 20-8-2019). Theo đó, để thu hút đầu tư, việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh phải có “đất sạch”, không gian tốt trong các khu công nghiệp, khu kinh tế phải đặt lên hàng đầu. Đặc biệt là nguồn lao động có kỹ năng nghề đủ cung ứng cả về số lượng, cơ cấu và chất lượng.

TS. Trương Anh Dũng cho rằng Việt Nam cần phải chuẩn bị nhân lực có kỹ năng nghề, đáp ứng yêu cầu làn sóng dịch chuyển đầu tư, vừa thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, chuyển đổi số và hội nhập quốc tế. Qua đó góp phần tăng năng suất lao động và nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia.

Bài, ảnh: Trng Tri

Bình luận (0)