Tạp Chí Giáo Dục TP.Hồ Chí Minh
Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Chuẩn bị tốt cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Tạp Chí Giáo Dục

Chuẩn bị tốt cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 - Audio
00:00 / 00:00
An audio error has occurred, player will skip forward in 2 seconds.
  1. 1 Chuẩn bị tốt cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 Audio

Chương trình giáo dc ph thông mi công b năm 2018, đến nay đã 7 năm trôi qua. Năm hc này, cc đã thc hin dy hc sách giáo khoa theo chương trình 2018 t lp 1 đến lp 12. Kết thúc năm hc 2024-2025, cc s t chc thi vào lp 10 THPT công lp và thi tt nghip THPT theo yêu cu mi: đánh giá năng lc.

Tiết học môn ngữ văn của học sinh lớp 12 (ảnh minh họa). Ảnh: A.K

Để chuẩn bị cho hai kỳ thi quan trọng, nhất là kỳ thi tốt nghiệp THPT, Bộ GD-ĐT đã triển khai công tác chuẩn bị rất sớm. Theo đó, Bộ GD-ĐT đã công bố chương trình 2018, triển khai sách giáo khoa, tập huấn bồi dưỡng cách dạy học và cách kiểm tra đánh giá theo yêu cầu mới từ tiểu học đến THPT gắn với việc thay sách từng năm.

Từ năm 2022, Bộ GD-ĐT đã có Công văn 3175 hướng dẫn đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá với môn ngữ văn ở trường phổ thông; tổ chức tập huấn cho giáo viên các địa phương về cách kiểm tra đánh giá thường xuyên và định kỳ… Riêng việc chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, từ tháng 12-2023, Bộ GD-ĐT tổ chức biên soạn và tập huấn cho giáo viên cốt cán toàn quốc về yêu cầu, phạm vi, cấu trúc và định dạng đề thi tốt nghiệp theo chương trình 2018. Tháng 10-2024, Bộ GD-ĐT công bố đề thi tham khảo (minh họa) cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025.

Trong tháng 2 và 3-2025, Bộ GD-ĐT tiếp tục tập huấn cho giáo viên cốt cán trên toàn quốc về cách biên soạn đề thi tốt nghiệp THPT theo chương trình 2018 (lần 2). Có 3 đợt tập huấn: đợt 1 từ ngày 20 đến 23-2 cho giáo viên các tỉnh phía Bắc tổ chức tại Thái Nguyên; đợt 2 từ ngày 27-2 đến 2-3 cho giáo viên các tỉnh phía Nam tổ chức tại Cần Thơ; đợt 3 từ ngày 6 đến 9-3 tổ chức tại Huế cho giáo viên các tỉnh miền Trung. Nội dung tập huấn môn ngữ văn nhằm tiếp tục làm rõ các yêu cầu của định hướng thi mới đã công bố; cụ thể hóa một số yêu cầu về câu hỏi, kỹ năng viết, cách làm đáp án và hướng dẫn chấm thi… Việc chuẩn bị cho kỳ thi đầu tiên thực hiện theo chương trình 2018 là rất quan trọng và sự chuẩn bị kỹ lưỡng của Bộ GD-ĐT đã nêu như trên là cần thiết và hữu ích. Tuy nhiên, từ định hướng lý luận, lý thuyết đến thực tiễn dạy học và tổ chức thực hiện vẫn là một khoảng cách lớn và không ít thách thức.

Sau đợt tập huấn, dựa vào kết luận chung của Bộ GD-ĐT, chúng tôi xin thông tin những điểm giáo viên và học sinh cần chú ý về đề thi tốt nghiệp THPT môn ngữ văn như sau:

Giáo viên cn chú ý k thut nêu câu hi đc hiu và yêu cu viết sao cho ngn gn, rõ ràng và đúng các mc đ: biết, hiu, vn dng. Hc sinh khi làm câu hi đc hiu tp trung tr li thng vào yêu cu ca đ, hi gì tr li ny, chú trng thông tin đúng, không cn trình bày dài dòng thành c đon văn…

Trước tiên, giáo viên bộ môn hết sức chú ý các yêu cầu về văn bản ngữ liệu mới; các văn bản này phải đáp ứng đầy đủ tiêu chí mà chương trình 2018 đã nêu; tránh sử dụng những ngữ liệu không chuẩn xác. Chú trọng những văn bản giá trị của những tác giả có vai trò quan trọng trong lịch sử văn học… Với mỗi văn bản đọc hiểu, giáo viên cần nêu thật nhiều câu hỏi, yêu cầu ở cả 3 mức độ, từ đó chọn lấy những câu hỏi tốt và phù hợp hơn với đối tượng học sinh. Đó cũng là cách giúp học sinh làm quen với nhiều kiểu câu hỏi và yêu cầu khác nhau từ một văn bản cùng một mức độ. Ngoài ra, giáo viên cần chú ý kỹ thuật nêu câu hỏi đọc hiểu và yêu cầu viết sao cho ngắn gọn, rõ ràng và đúng các mức độ: biết, hiểu, vận dụng. Học sinh khi làm câu hỏi đọc hiểu tập trung trả lời thẳng vào yêu cầu của đề, hỏi gì trả lời nấy, chú trọng thông tin đúng, không cần trình bày dài dòng thành cả đoạn văn…

Bên cạnh đó, tập trung trao đổi thảo luận đáp án môn ngữ văn để nắm vững thế nào là đáp án của đề thi theo yêu cầu phát triển năng lực; đáp án mở cho các câu hỏi mở như thế nào? Đáp án năng lực cần nêu được cách giải quyết vấn đề và nội dung minh họa cụ thể ra sao?… Giáo viên cần nhắc nhở học sinh chú ý rèn luyện kỹ năng viết đoạn và bài văn; bên cạnh việc coi trọng yêu cầu về ý cần tập trung rèn luyện cách diễn đạt, trình bày tạo cho bài viết có chất văn. Cần quy định rõ và nhắc nhở học sinh mức độ trừ điểm nếu bài viết mắc quá nhiều lỗi. Quy định này có cơ sở từ yêu cầu của chương trình ngữ văn 2018, cụ thể: “Việc đánh giá kỹ năng viết cần dựa vào các tiêu chí chủ yếu như nội dung, kết cấu bài viết, khả năng biểu đạt và lập luận, hình thức ngôn ngữ và trình bày…”.

Dạy ngữ văn ở nhà trường phổ thông nhằm hướng đến mục tiêu phát triển tốt năng lực tiếp nhận và tạo lập văn bản của học sinh, qua đó giáo dục phẩm chất và nhân cách người học. Năng lực không phải chỉ biết nhắc lại, học thuộc mà quan trọng hơn là phải biết vận dụng cái đã biết vào bối cảnh mới để tạo ra sản phẩm của riêng mình. Vì thế giáo viên cần chú trọng rèn luyện cho học sinh cách đọc, cách viết trước một văn bản ngữ liệu mới; chú trọng cả nội dung và hình thức diễn đạt, trình bày… Không thể dạy theo kiểu học tủ, đoán mò, học thuộc để chép lại tài liệu có sẵn được nữa.

Đổi mới đánh giá, thi cử rất cần thiết nhằm đáp ứng các yêu cầu của chương trình mới. Tuy nhiên không vì thế mà ra đề thi đánh đố học sinh, làm khổ người dạy, người học. Chương trình ngữ văn 2018 đã nêu: “Học sinh cần được hướng dẫn tìm hiểu để có thể nắm vững mục tiêu, phương pháp và hệ thống các tiêu chí dùng để kiểm tra, đánh giá…”. Vì thế, những yêu cầu và định hướng lớn của kỳ thi cần được phổ biến rộng rãi, giúp giáo viên thuận tiện trong việc hướng dẫn học sinh ôn tập có hiệu quả. Đây cũng là cơ sở cho việc biên soạn đề thi tốt nghiệp THPT từ Trung ương đến địa phương; bảo đảm sự thống nhất về yêu cầu và định hướng trong đánh giá kết quả học tập ngữ văn trên toàn quốc.

Hy vọng các thầy cô và nhà trường phổ thông nắm vững được yêu cầu mới và chuẩn bị tốt cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025.

PGS.TS Đ Ngc Thng

Bình luận (0)